Công ty cổ phần là một mô hình doanh nghiệp tối ưu nhất dành cho những nhà đầu tư muốn mở rộng mô hình kinh doanh và thu hút nhiều nhà đầu tư khác bởi tính linh hoạt trong thủ tục góp vốn. Vì vậy, sau đây, Luật Việt An xin phép chia sẻ cho Quý khách những thông tin cơ bản để chuẩn bị một hồ sơ đầy đủ thành lập công ty cổ phần tại Việt Nam.
Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần:
Căn cứ theo Điều 22 Luật Doanh nghiệp năm 2020, hồ sơ thành lập công ty cổ phần bao gồm những tài liệu sau:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-4 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
Điều lệ công ty (có họ, tên và chữ ký của Cổ đông sáng lập là cá nhân và người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập là tổ chức);
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông nước ngoài là tổ chức;
Danh sách cổ đông sáng lập của công ty cổ phần (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-7 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
Danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-8 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT);
Danh sách người đại diện theo ủy quyền đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài (theo mẫu quy định tại Phụ lục I-10 Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT).
Bản sao hợp lệ các giấy tờ sau đây:
Giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật;
Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân quy định tại Điều 11 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức; Ngoài ra, Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháphóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hợp đồng ủy quyền trong trường hợp Quý khách hàng ủy quyền cho một cá nhân, tổ chức khác thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh.
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, Quý khách có thể nộp trực tiếp cho Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở chính hoặc nộp điện tử qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bằng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp nộp bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, Quý khách vẫn phải nộp một bản giấy cho cơ quan đăng ký kinh doanh sau khi kê khai đầy đủ thông tin. Cơ quan này sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký sẽ gửi văn bản giải thích và nêu rõ lý do.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp phải công khai nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng Thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp và trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp và tiến hành các thủ tục với cơ quan thuế, tiến hành đóng dấu, treo biển,..
Trong trường hợp Quý khách hàng vẫn còn thắc mắc về những thủ tục pháp lý liên quan đến doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ với công ty luật Việt An qua số điện thoại hoặc email để nhận được sự hỗ trợ tận tâm nhất. công ty luật Việt An luôn sẵn sàng lắng nghe và đồng hành vượt qua mọi khó khăn của Quý khách!