Dịch vụ kế toán thuế sau khi thành lập công ty cổ phần
Thuế là một lĩnh vực rất quan trọng và vô cùng nhạy cảm, chính vì vậy, đây là một trong những dịch vụ được các công ty lưu ý ngay sau khi được thành lập. Đối với mỗi loại hình công ty, các thủ tục thuế lại có những quy định và những lưu ý khác nhau. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới quý khách về dịch vụ thuế sau khi thành lập công ty cổ phần.
Nghĩa vụ đăng ký thuế sau khi thành lập của công ty cổ phần
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019, công ty cổ phần phải thực hiện đăng ký thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Đại lý thuế Việt An cung cấp dịch vụ thuế sau thành lập cho công ty cổ phần chi tiết như sau:
Tư vấn, hướng dẫn cổ đông công ty cổ phần góp vốn theo đúng quy định pháp luật (đặc biệt với doanh nghiệp có cổ đông là tổ chức);
Hỗ trợ làm biển công ty, dấu chức danh;
Hỗ trợ đặt mua chữ ký số, đăng ký kê khai thuế điện tử;
Kê khai tờ khai lệ phí môn bài;
Mở tài khoản ngân hàng;
Đăng ký nộp thuế điện tử;
Làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
Lập và nộp đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định;
Kê khai thuế hàng tháng/quý/năm;
Đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu (nếu có).
Thời gian thực hiện các thủ tục sẽ ưu tiên các nội dung cần thiết làm trước, chưa cần thiết làm sau nhưng vẫn đẩy đủ, chính xác nhằm giúp doanh nghiệp thuận lợi khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các hoạt động đăng ký thuế
Khoản 4 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019, đăng ký thuế bao gồm các hoạt động sau:
Đăng ký thuế lần đầu
Đăng ký thuế là hoạt động kê khai các công tin định danh của công ty cổ phần với cơ quan thuế, sau khi thực hiện thủ tục đăng ký thuế, cơ quan thuế sẽ cấp cho công ty cổ phần một mã số thuế. Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký thuế để hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước.
Nếu công ty cổ phần thuộc một trong những đối tượng phải đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu tại cơ quan thuế nơi công ty cổ phần đó đặt trụ sở.
Trong trường hợp công ty cổ phần thuộc đối tượng đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông thì nộp hồ sơ đăng ký thuế lần đầu cùng với đăng ký doanh nghiệp tại Phòng đăng ký kinh doanh nơi công ty cổ phần đặt trụ sở.
Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế
Thực hiện khi công ty cổ phần có nhu cầu thay đổi thông tin đăng ký thuế: thông tin về phụ trách kế toán, địa chỉ nhận thông báo thuế,…
Tương tự như hoạt động đăng ký thuế, nếu công ty cổ phần thực hiện đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp thì khi phát sinh nhu cầu thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thực hiện thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế cùng với thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Trường hợp công ty cổ phần đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế khi có thay đổi thông tin đăng ký thuế thì phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh thông tin thay đổi.
Ngoài ra, nếu công ty cổ phần thay đổi trụ sở chính dẫn tới việc thay đổi cơ quan quản lý thuế, thì công ty đó phải thực hiện các thủ tục thay đổi về thuế trước khi thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.
Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh
Công ty cổ phần phải hoàn thành các nghĩa vụ thuế, hóa đơn còn thiếu và chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế theo quy định
Công ty cổ phần phải gửi thông báo đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Chấm dứt hiệu lực mã số thuế
Công ty cổ phần chấm dứt hiệu lực mã số thuế trong các trường hợp sau:
Chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc giải thể, phá sản;
Bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Bị chia, bị sáp nhập, bị hợp nhất với doanh nghiệp khác.
Các nghĩa vụ công ty cổ phần phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế:
Nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn;
Hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;
Trường hợp công ty cổ phần có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của công ty cổ phần đó.
Khôi phục mã số thuế
Công ty cổ phần được khôi phục mã số thuế sau khi được khôi phục tình trạng pháp lý theo quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp.
Tương tự như tạm ngừng hoạt động, khi công ty cổ phần muốn tiếp tục hoạt động, kinh doanh trước thời hạn thì cần gửi thông báo đăng ký tiếp tục hoạt động tới cơ quan quản lý thuế.
Các loại thuế của công ty cổ phần
Theo nguyên tắc khai thuế được quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý thuế 2019, người nộp thuế phải kê khai chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế và phải nộp đủ các chứng từ, tài liệu theo quy định tới cơ quan quản lý thuế.Pháp luật có quy định rõ ràng về từng loại thuế và nghĩa vụ kê khai thuế theo tháng, quý, năm hoặc theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế và khai quyết toán thuế. Cụ thể như sau:
Ngoài ra, tuỳ thuộc vào tính hình hoạt động kinh doanh thực tế, công ty cồ phẩn còn phải đóng một số loại thuế, như: thuế bảo vệ môi trường; thuế tài nguyên; thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; thuế tiêu thụ đặc biệt,…
Thời hạn và địa điểm nộp thuế của công ty cổ phần
Trong trường hợp nộp thuế do cơ quan thuế tính, thời hạn nộp thuế là thời hạn được ghi trên thông báo của cơ quan thuế.
Tùy thuộc vào từng loại thuế khác nhau, công ty cổ phần có thể lựa chọn các hình thức nộp thuế được quy định tại Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Nộp thuế tại Kho bạc Nhà nước;
Nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế của công ty cổ phần;
Nộp thuế thông qua tổ chức được cơ quan quản lý thuế ủy nhiệm thu thuế;
Nộp thuế thông qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và tổ chức dịch vụ theo quy định của pháp luật.
Công ty cổ phần có bắt buộc phải làm thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử?
Theo khoản 7 điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC (Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 39/2014/TT-BTC) thì “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)”
Do đó, công ty nên thực hiện thông báo phát hành hóa đơn điện tử trước để kịp thời xuất hóa đơn cho khách hàng khi phát sinh bán hàng hóa dịch vụ, tránh rủi ro xuất hóa đơn sai thời điểm.
Doanh nghiệp chưa có tài sản cố định có phải nộp đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định?
Trường hợp sau thành lập, doanh nghiệp chưa phát sinh mua tài sản cố định, doanh nghiệp có thể lựa chọn không nộp đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định.
Khi phát sinh mua tài sản cố định, doanh nghiệp phải nộp đăng ký phương pháp trích khấu hao tài sản cố định để được tính chi phí khấu hao tài sản là chi phí được trừ khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thủ tục sau thành lập công ty cổ phần cần lưu ý nội dung gì?
Công ty cổ phần cần lưu ý thực hiện việc góp vốn đúng theo quy định pháp luật (đặc biệt đối với trường hợp cổ đông doanh nghiệp là tổ chức). Công ty nên ưu tiên làm biển hiệu gắn tại trụ sở công ty, mở tài khoản ngân hàng để nộp thuế điện tử và thuận tiện cho giao dịch thanh toán mua, bán hàng hóa dịch vụ…
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn hay tìm hiểu kỹ hơn về dịch vụ thuế sau khi thành lập công ty cổ phần, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.