Trình tự thi hành phán quyết trọng tài

Thi hành phán quyết trọng tài là hoạt động diễn ra sau quá trình tố tụng trọng tài, được kết thúc bằng một phán quyết. Phán quyết trọng tài có giá trị chung thẩm và đó là cơ sở để tiến hành các hoạt động thi hành. Vậy trình tự thi hành phán quyết trọng tài phải trải qua các bước nào?

Căn cứ pháp lý

  • Luật Trọng tài Thương mại năm 2010;
  • Luật Thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, 2022.

Thi hành phán quyết trọng tài là gì?

Thi hành phán quyết trọng tài là hành vi tự nguyện thực hiện phán quyết trọng tài của các bên tranh chấp hoặc hành vi của cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc các bên tranh chấp phải thực hiện phán quyết theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định. Không có kết quả của hoạt động tố tụng trọng tài thì không thể có hoạt động thi hành phán quyết trọng tài.

Thi hành phán quyết trọng tài là một dạng hoạt động hành chính – tư pháp, là hoạt động có tính chấp hành chứ không phải là hoạt động tố tụng, bởi vì xét về bản chất thì tố tụng là xác định sự thật của vụ việc và khi có phán quyết của trọng tài là khi sự thật được khẳng định và việc áp dụng pháp luật đã hoàn thành.

Mục đích cuối cùng của hoạt động thi hành phán quyết trọng tài là bảo đảm trên thực tế các nội dung của phán quyết trọng tài phải được thi hành chứ không phải là ra các văn bản áp dụng pháp luật hoặc các quyết định có tính chất điều hành như trong hoạt động của cơ quan hành chính.

Nguyên tắc thi hành phán quyết trọng tài

Thứ nhất, nguyên tắc đảm bảo hiệu lực thi hành phán quyết trọng tài

Đây là nguyên tắc hiến định, chỉ đạo toàn bộ tổ chức và hoạt động thi hành án nói chung và thi hành phán quyết trọng tài thương mại nói riêng. Nguyên tắc này không cho phép bất kỳ sự chống đối, cản trở nào đối với việc thi hành các bản án, quyết định của Tòa án hay phán quyết của trọng tài thương mại.

Thứ hai, nếu bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành phán quyết thì chỉ có cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành

Đây là nguyên tắc vừa khẳng định tính chuyên trách của hoạt động thi hành phán quyết trọng tài, vừa thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ đối với hoạt động thi hành phán quyết trọng tài. Hoạt động trọng tài mang tính quyền lực tư chính vì vậy, khi phán quyết của trọng tài không được một bên tự nguyện thi hành thì Nhà nước cần phải có sự can thiệp, hỗ trợ để đảm bảo phán quyết đó phải được thi hành trên thực tế. Điều 66 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định: “Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài”.

Đồng thời Luật Trọng tài thương mại cũng xác định rõ “cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết”.

Thứ ba, nguyên tắc kết hợp phương pháp giáo dục, thuyết phục đương sự tự nguyện thi hành phán quyết của trọng tài và áp dụng biện pháp cưỡng chế khi cần thiết.

Phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể từ ngày ban hành, Điều 65 Luật Trọng tài thương mại năm 2010:“Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết của trọng tài”. Quá trình thi hành phán quyết trọng tài, biện pháp ưu tiên hàng đầu và xuyên suốt vẫn là biện pháp giáo dục, thuyết phục đương sự. Chỉ khi không thể kiên nhẫn được vì biện pháp giáo dục, thuyết phục không mang lại hiệu quả nữa, lúc đó cơ quan thi hành án dân sự mới áp dụng biện pháp cưỡng chế, tức là việc cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền sử dụng quyền năng mà pháp luật trao cho để buộc bên phải thi hành phán quyết trọng tài thực hiện nghĩa vụ của họ đối với bên được thi hành phán quyết trọng tài.

Thứ tư, nguyên tắc thi hành phán quyết trọng tài kịp thời, đúng nội dung, đảm bảo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Phán quyết trọng tài sau khi được ban hành phải được tổ chức thi hành. Khi các bên không tự nguyện thi hành thì chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự phải tổ chức thi hành kịp thời, đúng đắn, đầy đủ và không được tùy tiện thay đổi nội dung phán quyết.

Ý nghĩa của việc thi hành phán quyết trọng tài

  • Thi hành phán quyết trọng tài góp phần giữ gìn trật tự, kỷ cương, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
  • Thi hành phán quyết trọng tài góp phần nâng cao vị thế của trọng tài thương mại
  • Thi hành phán quyết trọng tài góp phần tuyên truyền pháp luật về trọng tài thương mại và thi hành phán quyết trọng tài thương mại

Trình tự thi hành phán quyết trọng tài

Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết mà người phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành, đồng thời hết thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài mà không có bên nào làm đơn gửi tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết thì bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh nơi hội đồng trọng tài ra phán quyết thi hành phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật.

Khi đó, trình tự thi hành phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. Khi phán quyết trọng tài được thi hành bởi cơ quan thi hành án dân sự thì quá trình tổ chức thi hành phán quyết trọng tài phải tuân theo một trình tự, thủ tục pháp lý được Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành quy định rất chặt chẽ, cụ thể.

Lúc này phán quyết trọng tài được gọi chung bằng thuật ngữ “án dân sự”, các khái niệm bên được thi hành phán quyết trọng tài và bên phải thi hành phán quyết trọng tài được gọi chung bằng khái niệm “đương sự” bao gồm: người được thi hành án – là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền, lợi ích trong phán quyết trọng tài được thi hành và người phải thi hành án là cá nhân, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong phán quyết trọng tài được thi hành.

Trình tự, thủ tục thi hành án dân sự được hiểu là các bước thi hành án dân dân sự do cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thực hiện tính từ thời điểm cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án theo yêu cầu của người được thi hành án đến khi thi hành xong toàn bộ nội dung án dân sự và đưa hồ sơ thi hành án vào lưu trữ. Trình tự thủ tục thi hành án được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Gửi đơn yêu cầu thi hành án.

Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài theo quy định, người được thi hành án có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung chính sau:

  • Họ, tên địa chỉ của người yêu cầu
  • Tên cơ quan thi hành án dân sự nơi yêu cầu
  • Họ tên địa chỉ người được thi hành án; người phải thi hành án
  • Nội dung yêu cầu thi hành án
  • Thông tin về tài sản hoặc điều kiện thi hành của người thi hành án

Bước 2: Thụ lý hoặc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án

Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự phải kiểm tra cụ thể nội dung đơn và các tài liệu kèm theo. Theo quy định của pháp luật, có hai trường hợp xảy ra khi cơ quan thi hành án dân sự nhận đơn yêu cầu thi hành án:

  • Trường hợp 1: Nếu thấy đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ nội dung theo quy định hoặc không ghi rõ thông tin về điều kiện thi hành nhưng không yêu cầu cơ quan thi hành dân sự xác minh thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án
  • Trường hợp 2: Nếu thấy có căn cứ từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ không thụ lý đơn của người được thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu thi hành án

Như vậy, nếu xét thấy đơn yêu cầu của người được thi hành án đầy đủ nội dung theo quy định của pháp luật và không thuộc các trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự sẽ thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án.

Bước 3: Ra quyết định thi hành án

Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án dân sự theo đơn yêu cầu. Quyết định thi hành án dân sự làm căn cứ để chấp hành viên lập hồ sơ và tổ chức việc thi hành án nhằm đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên đương sự tham gia vào việc thi hành án.

Quyết định thi hành án phải được giao cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, đồng thời quyết định thi hành án và các văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải được thông báo cho các đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức: thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật; niêm yết công khai; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Bước 4: Tổ chức thi hành quyết định thi hành án

Quyết định thi hành án dân sự có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ ngày quyết định thi hành án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải phân công chấp hành viên tổ chức thi hành quyết định thi hành án đó.

Bước 5: Kết thúc thi hành án

Quá trình thi hành án được coi là đương nhiên kết thúc trong các trường hợp sau:

  • Đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình.
  • Có quyết định đình chỉ thi hành án.
  • Có quyết định trả đơn thi hành án.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật trọng tài, giải quyết tranh chấp thông qua phương thức trọng tài thương mại xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO