Không đóng phí duy trì mã số mã vạch có sử dụng được không?

Mã số mã vạch là công cụ không thể thiếu trong việc quản lý hàng hóa, đặc biệt trong thời đại thương mại điện tử phát triển như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn còn băn khoăn về việc đóng phí duy trì mã số mã vạch. Vậy, nếu không đóng phí này, liệu mã số mã vạch có còn sử dụng được hay không? Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng các thông tin cần thiết về vấn đề này.

Các loại mã số mã vạch

Các loại mã số mã vạch

Các loại mã số GS1 gồm:

  • Mã địa điểm toàn cầu GLN;
  • Mã thương phẩm toàn cầu GTIN;
  • Mã contenơ vận chuyển theo xêri SSCC;
  • Mã toàn cầu phân định tài sản GRAI & GIAI;
  • Mã toàn cầu phân định quan hệ dịch vụ GSRN;
  • Mã toàn cầu phân định loại tài liệu GDTI.

Các loại mã vạch thể hiện các loại mã số GS1 gồm:

  • Mã vạch thể hiện mã số thương phẩm toàn cầu: EAN 8, EAN 13, ITF 14;
  • Mã vạch thể hiện các loại mã số khác là mã vạch GS1-128.

Ngoài ra còn có mã giảm diện tích: databar, mã QR..

Không đóng phí duy trì mã số mã vạch có sử dụng được không?

Theo quy định hiện hành tại Việt Nam, việc sử dụng mã số mã vạch là bắt buộc đối với hầu hết các sản phẩm hàng hóa lưu thông trên thị trường. Khi được cấp mã số mã vạch, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải đóng phí duy trì hàng năm. Việc này nhằm duy trì hệ thống quản lý mã số mã vạch, đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của thông tin sản phẩm. Số tiền thu được từ phí duy trì sẽ được sử dụng để chi trả các chi phí liên quan đến việc quản lý, vận hành hệ thống, xử lý thông tin, cấp phát mã số mã vạch mới, giải quyết các vấn đề phát sinh.

Việc không đóng phí duy trì mã số mã vạch là vi phạm quy định pháp luật về quản lý mã số mã vạch. Điều này đồng nghĩa với việc mã số mã vạch của doanh nghiệp sẽ không còn hiệu lực và không được phép sử dụng.

Quy định về đóng phí duy trì mã số mã vạch

Theo quy định Điều 19c Nghị định 74/2018/NĐ-CP thì thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch không quá 03 năm kể từ ngày cấp, hết thời hạn 03 năm doanh nghiệp cần phải nộp lại hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận mã số, mã vạch sản phẩm mới. Sau 03 năm thì giấy chứng nhận mã số mã vạch được coi là hết hiệu lực, lúc này doanh nghiệp sử dụng mã số, mã vạch hết hiệu lực được coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Do đó, nếu doanh nghiệp không đóng phí duy trì mã số, mã vạch theo quy định như trên thì sẽ không được sử dụng mã số mã vạch.

Không đóng phí duy trì mã vạch bị xử phạt như thế nào?

Sử dụng mã số, mã vạch hết hiệu lực có thể bị phạt tiền theo quy định tại Điều 32 Nghị định 119/2017/NĐ-CP, được hướng dẫn tại khoản 55 Điều 2 Nghị định 126/2021/NĐ-CP cụ thể như sau:

“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. b) Sử dụng mã số mã vạch khi giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực”

Như vậy, việc không gia hạn mã số, mã vạch khi có thông báo đóng phí duy trì mã số, mã vạch thì sẽ không bị xử phạt hành chính.

Tuy nhiên, sau thời gian 03 năm kể từ ngày đăng ký mã số mã vạch lần đầu, mà doanh nghiệp vẫn tiếp tục sử dụng mã số mã vạch thì được xem là sử dụng mã số mã vạch hết hiệu lực, lúc này người sử dụng có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Nếu không thực hiện đóng phí duy trì mã số mã vạch thì sẽ bị phạt tiền từ 1 đến 3 lần số tiền phí duy trì sử dụng mã số mã vạch. Mức phạt tối đa là 50.000.000 đồng. Buộc nộp phí duy trì sử dụng mã số mã vạch đúng quy định. Lưu ý mức phạt này áp dụng cho tổ chức vi phạm, nếu cá nhân vi phạm mức phạt sẽ bằng 1/2 (khoản 2 Điều 3 Nghị định này).

Mức thu phí sử dụng mã số mã vạch

Mức thu phí sử dụng mã số mã vạch

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 232/2016/TT-BTC quy định về mức thu phí liên quan đến mã số mã vạch như sau:

Mức thu phí duy trì sử dụng mã số mã vạch hàng năm (niên phí):

  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1:
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 10 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100 số vật phẩm): 500.000 đồng/năm;
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 9 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 1.000 số vật phẩm): 800.000 đồng/năm;
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 8 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 10.000 số vật phẩm): 1.500.000 đồng/năm;
  • Sử dụng mã doanh nghiệp GS1 loại 7 số (tương ứng với trường hợp doanh nghiệp được sử dụng 100.000 số vật phẩm): 2.000.000 đồng/năm;
  • Sử dụng mã địa điểm toàn cầu (GLN): 200.000 đồng/năm;
  • Sử dụng mã số thương phẩm toàn cầu 8 chữ số EAN-8 (GTIN-8): 200.000 đồng/năm.

Trường hợp tổ chức, cá nhân được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng mã số mã vạch sau ngày 30 tháng 6 nộp 50% (năm mươi phần trăm) mức phí duy trì tương ứng với từng loại mã số mã vạch theo quy định nêu trên.

Quy trình đóng phí duy trì mã số mã vạch

Khi đăng ký mã số mã vạch, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nộp phí duy trì sử dụng năm đầu tiên theo khung phí trên. Các năm tiếp theo, thời hạn nộp phí chậm nhất là ngày 30 tháng 6 hàng năm.

Doanh nghiệp nộp phí duy trì bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản theo địa chỉ sau:

  • Ngân hàng: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank)
  • Chi nhánh: Cầu Giấy
  • Số tài khoản: 1507201067907
  • Đơn vị hưởng: Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia

Hoặc:

  • Ngân hàng: TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
  • Chi nhánh: Nam Thăng Long
  • Số tài khoản: 122000064913
  • Đơn vị hưởng: Trung tâm Mã số, mã vạch Quốc gia

Lưu ý:

  • Khi chuyển khoản đề nghị cơ sở phải ghi rõ tên cơ sở, loại phí nộp (phí cấp mã hoặc phí duy trì) và đặc biệt khi nộp phí hàng năm cần ghi thêm mã số doanh nghiệp đã được Tổng cục TCĐLCL cấp vào chứng từ chuyển khoản để tiện theo dõi (ví dụ: 893……):
  • Phí duy trì: Tên doanh nghiệp ngắn gọn_Mã số đã được cấp 123…_Nộp phí duy trì cho năm nào.
  • Phí duy trì sử dụng MSMV phải nộp trước ngày 30/6 hàng năm;
  • Khi có sự thay đổi về tên của công ty, địa chỉ hoặc thất lạc GCN sử dụng MSMV, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục để thay đổi;
  • Khi doanh nghiệp không muốn tiếp tục sử dụng Mã số mã vạch, đề nghị doanh nghiệp làm thủ tục xin ngừng sử dụng MSMV.

Sau khi chuyển khoản phí, 07-10 ngày doanh nghiệp sẽ nhận được biên lai điện tử gửi về email của doanh nghiệp trên hệ thống VNPC.

Trong trường hợp Doanh nghiệp không nhận được biên lai, vui lòng chụp ảnh ủy nhiệm chi hoặc thông báo chuyển tiền thành công có đầy đủ nội dung chuyển khoản và liên hệ ngay đến Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia để được hướng dẫn giải quyết kịp thời.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về vấn đề Không đóng phí duy trì mã số mã vạch có sử dụng được không?. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải thể doanh nghiệp

    Giải thể doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO