Giảm lệ phí cấp giấy phép lữ hành nội địa áp dụng từ 01/07/2024

Thông tư số 43/2024/TT-BTC quy định giảm 50% mức thu phí, lệ phí cấp giấy phép lữ hành nội địa từ ngày 1/7/2024 đến hết năm 2024. Đây là một động thái được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch trong nước, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch phục hồi sau đại dịch. Cơ chế giảm phí vào mùa trọng điểm của du lịch quốc gia không chỉ có lợi cho các công ty mà còn giúp thu hút du khách trong và ngoài nước, thúc đẩy ngành du lịch Việt Nam phát triển bền vững hơn trong tương lai. Luật Việt An sẽ tổng hợp các nội dung quan trọng trong Thông tư mới ban hành ngày 28/06/2024 về giảm lệ phí cấp giấy phép lữ hành nội địa áp dụng năm 2024 trong bài viết dưới đây.

Lệ phí cấp phép lữ hành nội địa hiện hành trước khi điều chỉnh

Theo quy định Thông tư 33/2018/TT-BTC, phí, lệ phí quy định hiện hành như sau:

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:

  • Cấp mới: 3.000.000 đồng/giấy phép;
  • Cấp đổi: 2.000.000 đồng/giấy phép;
  • Cấp lại: 1.500.000 đồng/giấy phép.

Lệ phí cấp phép lữ hành nội địa hiện hành

Lệ phí cấp phép lữ hành nội địa từ ngày 01/07/2024

Từ ngày 1/7 đến hết ngày 31/12/2024, theo quy định của Thông tư số 43/2024/TT-BTC ban hành ngày 28/6/2024, Bộ Tài chính sẽ giảm 50% đối với các mục lệ phí quan trọng sau:

  • Lệ phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
  • Lệ phí nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.
  • Lệ phí cấp chứng chỉ hành nghề đại diện sở hữu công nghiệp, công bố, đăng bạ đại diện sở hữu công nghiệp.

Theo đó, mức lệ phí cấp phép lữ hành nội địa áp dụng trong nửa cuối năm 2024 được quy định như sau:

Giảm mức lệ phí cấp phép lữ hành nội địa

Doanh nghiệp cần lưu ý:

Quy định về giảm lệ phí cấp phép chỉ áp dụng đối với lệ phí thẩm định cấp mới, cấp lại, cấp đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành, mà không áp dụng với mức ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa hiện hành.

Theo đó, mức ký quỹ năm 2024 vẫn là 100.000.000 đồng theo quy định tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật Du lịch 2017. Đây là điều kiện bắt buộc để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nói chung và kinh doanh lữ hành nội địa nói riêng.

Nộp lệ phí cấp giấy phép lữ hành giảm 50% có cần ghi chú gì không?

Không giống như quy định về giảm thuế VAT, các quy định về giảm lệ phí cấp phép được thực hiện trực tiếp, trừ thẳng vào lệ phí được nộp khi cơ quan nhận hồ sơ cấp phép. Cá nhân, doanh nghiệp nộp hồ sơ không cần ghi chú hay chú thích gì trong đơn đăng ký của mình. Trong thời hạn có hiệu lực của Thông tư, cơ quan nhà nước có trách nhiệm hướng dẫn công dân trong việc thu nộp phí, lệ phí đúng theo quy định. Trường hợp người nộp đơn không được hướng dẫn, hoặc thu sai phí, lệ phí quy định, người nộp đơn có quyền thực hiện việc khiếu nại đến thủ trưởng cơ quan tiếp nhận hồ sơ (Sở Du lịch).

Chủ thể có trách nhiệm nộp lệ phí cấp phép lữ hành

Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin cấp phép là chủ thể có trách nhiệm nộp lệ phí cấp phép lữ hành đồng thời khi nộp hồ sơ xin cấp phép tại Sở Du lịch.

Cơ quan thu phí cấp phép lữ hành

Nơi tiếp nhận hồ sơ, là cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở (Điều 32 Luật Du lịch 2017). Chẳng hạn, trụ sở công ty lữ hành tại Hà Nội sẽ nộp hồ sơ và phí thẩm định cấp phép lữ hành nội địa tại Sở Văn hóa thể thao du lịch Hà Nội, thông tin:

  • Địa chỉ: Số 47 Hàng Dầu – Hoàn Kiếm – Hà Nội
  • Điện thoại: (024) 38255078 – Fax: (024) 38247600
  • Email: vanthu_sovhtt@hanoi.gov.vn

Một số câu hỏi liên quan

Tiền phí, lệ phí sẽ được sử dụng làm gì?

Theo Thông tư 33/2018/TT-BTC, hiện các khoản phí đã thu để cấp phép lữ hành nội địa được trích lại 90% để phục vụ quá trình thẩm định cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa. 10% tổng phí còn lại được nộp vào ngân sách nhà nước.

Các Khoản chi khác liên quan đến thực hiện công việc, dịch vụ và thu phí, bao gồm cả: Chi thiết lập Phần mềm quản lý, thiết lập hệ thống mạng, thuê máy chủ và duy trì hệ thống mạng phục vụ công tác cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành; Tập huấn nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Ngoài lệ phí cấp phép, doanh nghiệp xin Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa còn cần đóng khoản gì nữa không?

Theo quy định của Luật Du lịch 2017, được hướng dẫn tại Nghị định 168/2017/NĐ-CP, doanh nghiệp sau khi được thành lập, để đủ điều kiện xin Giấy phép kinh doanh lữ hành nói chung và kinh doanh lữ hành nội địa nói riêng phải thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng. Theo quy định hiện hành năm 2024, mức kỹ quỹ kinh doanh lữ hành nội địa là 100.000.000 đồng.

  • Phương thức ký quỹ: giao kết hợp đồng ký quỹ tại ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
  • Đơn vị tiền ký quỹ: đồng Việt Nam (VND)
  • Kết quả: Giấy Chứng nhận tiền ký quỹ theo mẫu quy định.
  • Tiền ký quỹ phải được duy trì trong suốt thời gian doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành.

Doanh nghiệp cần theo dõi các quy định cập nhật được áp dụng tại từng thời điểm nhằm các mục đích kinh tế xã hội cụ thể. Chẳng hạn trong khoảng thời gian từ 28/10/2021 đến hết ngày 31/12/2023, theo quy định của Nghị định 94/2021/NĐ-CP, mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được giảm 80% xuống còn là: 20.000.000 (hai mươi triệu) đồng/1 bộ hồ sơ cấp phép nhằm kích cầu phục hồi ngành du lịch sau đại dịch.

Kinh doanh lữ hành không giấy phép bị xử phạt bao nhiêu?

Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành mà không có giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ bị phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng và bị buộc nộp lại số lợi nhuận đã thu trong quá trình kinh doanh không phép.

Dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp lữ hành của Luật Việt An

Với ngành nghề kinh doanh lữ hành, doanh nghiệp cần đáp ứng nhiều điều kiện phức tạp khi thành lập và hoạt động. Do vậy, việc sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư có chuyên môn và kinh nghiệm là cần thiết để tiết kiệm chi phí và thời gian. Luật Việt An có cung cấp dịch vụ trọn gói thành lập doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam gồm các công việc:

  • Tư vấn điều kiện thành lập cho nhà đầu tư nước ngoài
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty kinh doanh lữ hành
  • Đại diện theo ủy quyền của nhà đầu tư tiến hành đăng ký đầu tư, đăng ký kinh doanh cho công ty có ngành nghề dịch vụ lữ hành
  • Dịch vụ kế toán – thuế, dịch vụ sau thành lập công ty
  • Hướng dẫn doanh nghiệp ký quỹ đúng chuẩn quy định tại Ngân hàng
  • Soạn thảo hồ sơ, chuẩn bị và đại diện doanh nghiệp xin cấp phép kinh doanh lữ hành tại cơ quan có thẩm quyền
  • Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp sau thành lập.

Trên đây là những quy định cập nhật mới nhất về việc giảm lệ phí cấp giấy phép lữ hành nội địa áp dụng năm 2024. Quý khách có nhu cầu cần tư vấn hỗ trợ trong quá trình kinh doanh lữ hành tại Việt Nam, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ hiệu quả nhất. Trân trọng!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giấy phép kinh doanh lữ hành

    Giấy phép kinh doanh lữ hành

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO