Thành phố Hồ Chí Minh ( TP.HCM) hay Sài Gòn, là thành phố lớn nhất Việt Nam tiến tới sẽ trở thành một siêu đô thị của Việt Nam. Đây còn là trung tâm kinh tế, giải trí, một trong hai trung tâm văn hóa và giáo dục quan trọng tại Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 16 quận, 1 thành phố và 5 huyện. Theo kết quả điều tra dân số sơ bộ vào năm 2021 thì dân số thành phố là 9.166.800 người (chiếm 9,3% dân số Việt Nam), mật độ dân số trung bình 4.375 người/km² (cao nhất cả nước). Tuy nhiên, nếu tính những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số thực tế của thành phố này năm 2018 là gần 14 triệu người. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2011 chiếm 21,3% tổng sản phẩm (GDP) và 29,38% tổng thu ngân sách của cả Việt Nam. Thành phố có chỉ số phát triển con người ở mức cao, đứng thứ hai trong số các đơn vị hành chính của Việt Nam. Với dân số đông và sự phát triển sôi động của thành phố vì thế các quan hệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật thừa kế nói riêng ở nơi đây cũng vô cùng đa đạng và phức tạp ở nhiều khía cạnh của đời sống.
Với mong muốn hỗ trợ tối đa tư vấn pháp luật thừa kế tại Hồ Chí Minh cho người dân, doanh nghiệp, Công ty luật Việt An đã phát triển dịch vụ luật sư tư vấn thừa kế tại Hồ Chí Minh thông qua các thông tin và dịch vụ cụ thể như sau:
Thông tin liên hệ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế tại thành phố Hồ Chí Minh của công ty luật Việt An
Địa chỉ: P. 04.68, Tầng 4, Sảnh A, Khu văn phòng: Tòa nhà RiverGate Residence, 151-155 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, TP. Hồ Chí Minh.
Dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật thừa kế tại Hồ Chí Minh của Công ty luật Việt An
Tư vấn tổng thể các quy định pháp luật về thừa kế theo quy định của pháp luật các thời kỳ;
Tư vấn trình tự thực hiện chia tài sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật;
Tư vấn thời điểm, cách thức mở thừa kế, xác định hàng thừa kế;
Tư vấn giải quyết tranh chấp về nghĩa vụ của người thừa kế;
Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến vấn đề lập di chúc chung của vợ chồng;
Tư vấn giải quyết tranh chấp liên quan đến thừa kế thế vị;
Tư vấn giải quyết tranh chấp về quan hệ thừa kế giữa con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi và cha đẻ, mẹ đẻ, Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế;
Tư vấn giải quyết tranh về việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng chia tài sản chung, đang xin ly hôn, đã kết hôn với người khác.
Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế với một bên có yếu tố nước ngoài;
Tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế đối với các giao dịch vô hiệu,…
Cơ sở pháp lý về thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự
Các quy định pháp lý về thừa kế được ghi nhận tại Chương XXI đến chương XXIV của Bộ Luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
Các Điều từ 609 đến Điều 623 là các quy định chung về thừa kế;
Các Điều từ 624 đến Điều 648 quy định về thừa kế theo di chúc;
Các Điều từ 649 đến Điều 655 quy định về thừa kế theo pháp luật;
Các Điều từ 656 đến Điều 662 quy định về thanh toán và phân chia di sản;
Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp về thừa kế
Căn cứ Điều 623 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời hiệu khởi kiện quan hệ pháp luật thừa kế được quy định như sau:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời gian để tính thời hiệu thừa kế là thời điểm mở thừa kế. Theo quy định tại khoản 1 Điều 611 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế
Tuỳ thuộc vào tính chất của từng tranh chấp, thẩm quyền của Toà án giải quyết tranh chấp được xác định theo cấp, theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của các bên.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo cấp tòa xét xử
Thẩm quyền sơ thẩm của toà cấp huyện ( căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015): tất cả các tranh chấp về dân sự, hôn nhân gia đình (Điều 26, 28) trừ Khoản 7 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.
Thẩm quyền sơ thẩm của toà án cấp tỉnh (Điều 37): tranh chấp không thuộc thẩm quyền của toà cấp huyện; thuộc thẩm quyền của toà cấp huyện nhưng đương sự ở nước ngoài, tài sản ở nước ngoài, cần phải uỷ thác tư pháp; toà cấp tỉnh lấy từ cấp huyện lên để giải quyết theo thủ tục sơ thẩm.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo lãnh thổ
Cơ sở pháp lý theo Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức.
Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế theo sự lựa chọn của các bên
Cơ sở pháp lý theo Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015
Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây:
Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.
Quý khách hàng có nhu cầu tìm luật sư tư vấn pháp luật thừa kế tại thành phố Hồ Chí Minh xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!