Lưu ý khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Tranh chấp đầu tư quốc tế là tranh chấp thường xảy ra giữa nhà đầu tư với Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư. Đây vốn là một tranh chấp không công bằng trong vị thế giữa các bên tranh chấp. Chính vì vậy, nhà đầu tư là bên không có lợi thế trong tranh chấp này thì cần phải lưu ý những vấn đề nhất định khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Vấn đề này sẽ được Công ty Luật Việt An trình bày chi tiết trong bài viết dưới đây.

Phán quyết

Lưu ý cho nhà đầu tư khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Lưu ý khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp

Về mặt lý thuyết, có nhiều phương thức để giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư với chính phủ nước tiếp nhận đầu tư như:

  • Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua việc bảo hộ ngoại giao;
  • Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua tòa án hoặc trọng tài trong nước của nước tiếp nhận đầu tư;
  • Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế bằng trọng tài quốc tế.

Mỗi phương thức giải quyết tranh chấp này có những đặc điểm và các ưu, nhược điểm nhất định. Do đó, các nhà đầu tư trong những hoàn cảnh khác nhau khi tham gia vào giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế cần tìm ra phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp với mình, để từ đó việc giải quyết tranh chấp sẽ trở nên thuận lợi hơn.

Chẳng hạn, đối với phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua bảo hộ ngoại giao. Phương thức này có đặc điểm là Chính phủ của nước của nhà đầu tư sẽ đứng ra để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân nước mình bằng cách sử dụng các biện pháp như đàm phán, thương lượng, gây áp lực về chính trị, kinh tế,…

  • Phương thức này có ưu điểm là nhà nước có quyền lực hơn nhà đầu tư, nên tiếng nói của nhà nước sẽ có vị thế hơn và có thể giải quyết tranh chấp trong hòa bình.
  • Tuy nhiên, nhược điểm của phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế là có thể dẫn đến mâu thuẫn giữa các quốc gia, và tốn kém nhiều nguồn tài nguyên trong nước. Đồng thời, phải nhiều nhà đầu tư cùng gặp vấn đề giống nhau với cùng một quốc gia và yêu cầu nhà nước áp dụng biện pháp bảo hộ ngoại ra thì nhà nước mới có thể đứng ra thay mặt cho các nhà đầu tư trong nước.

Đối với phương thức giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thông qua tòa án hoặc trọng tài trong nước của nước tiếp nhận đầu tư có đặc điểm là nhà đầu tư sẽ kiện Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư tại tòa án hoặc trọng tài trong nước của quốc gia này.

  • Về ưu điểm: Việc được giải quyết tranh chấp tại một cơ quan có quyền lực thì việc thực thi phán quyết được đưa ra sẽ được đảm bảo hơn.
  • Về nhược điểm: Luật pháp áp dụng để giải quyết tranh chấp sẽ là pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư không có quyền lựa chọn pháp luật giải quyết tranh chấp này. Bên cạnh đó, việc giải quyết tại các cơ quan này có thể tạo ra sự không công bằng giữa các bên tranh chấp khi một bên có quyền lực cao hơn cơ quan giải quyết tranh chấp và một bên không có quyền lực gì.

Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quốc tế là một phương thức được rất nhiều nhà đầu tư khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế lựa chọn. Lý do là bởi đây là phương thức mà nhà đầu tư sẽ mang tranh chấp của mình ra một tổ chức thứ ba không liên quan đến nước tiếp nhận đầu tư, một tổ chức công bằng để xét xử vụ kiện của mình.

  • Phương thức này có những ưu điểm đáng kể đến như: Tranh chấp sẽ được giải quyết một cách công bằng vì đây là tổ chức giải quyết tranh chấp không bị phụ thuộc vào quyền lực của nhà nước tiếp nhận đầu tư. Không những thế, phán quyết của trọng tài quốc tế có thể được đảm bảo phần nào.
  • Tuy vậy, phương thức này cũng có một nhược điểm là chi phí giải quyết tranh chấp rất cao nên một số nhà đầu tư không đủ khả năng tài chính thì không nên lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp này.

Lưu ý về quy trình giải quyết tranh chấp

Đối với mỗi phương thức giải quyết tranh chấp và đối với mỗi cơ quan giải quyết tranh chấp thì lại có một quy trình giải quyết tranh chấp khác nhau. Và các nhà đầu tư khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp hay cơ quan giải quyết tranh chấp nào thì tuyệt đối phải tuân theo quy trình này.

Việc không tuân thủ theo các quy trình đã được đặt ra sẵn có thể dẫn đến tranh chấp có thể không được giải quyết theo hướng có lợi cho chính các nhà đầu tư. Tuy vậy, về cơ bản, thì việc giải quyết tranh chấp đầu tư giữa nhà đầu tư với chính phủ nước đầu tư sẽ bao gồm các giai đoạn sau đây:

  • Bước 1: Nhà đầu tư bị xâm phạm về quyền và lợi ích hợp pháp khi đầu tư vào nước tiếp nhận đầu tư khiếu nại với nước tiếp nhận đầu tư.
  • Bước 2: Chính phủ nước tiếp nhận sau khi tiếp nhận khiếu nại của nhà đầu tư sẽ xem xét xem có giải quyết vấn đề bị khiếu nại cho nhà đầu tư hay không.
  • Bước 3: Trong trường hợp Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư tiếp tục phớt lờ khiếu nại và tiếp tục có hành vi xâm phạm vào quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư thì nhà đầu tư có thể tiến hành khởi kiện Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.
  • Bước 4: Cơ quan giải quyết tranh chấp sau khi tiếp nhận đơn khởi kiện hợp lệ của nhà đầu tư thì sẽ tiến hành thành lập ra Hội đồng để giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư với Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư.
  • Bước 5: Các bên tranh chấp là nhà đầu tư và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư sẽ nộp các văn bản cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân như bản tự bảo vệ, bằng chứng, chứng cứ liên quan đến vụ tranh chấp.
  • Bước 6: Sau khi xem xét các tài liệu, thông tin và sau quá trình xác minh những vấn đề này, cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ thảo luận với nhau để đưa ra phán quyết cuối cùng.
  • Bước 7: Sau khi phán quyết được đưa ra, các bên tranh chấp gồm nhà đầu tư và Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư phải tuân thủ theo phán quyết này. Tức là, phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp sẽ được thi hành.

Các lưu ý khác đối với các nhà đầu tư khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế

Bên cạnh các lưu ý liên quan đến vấn đề lựa chọn cơ quan giải quyết tranh chấp và lưu ý về vấn đề quy trình giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế thì các nhà đầu tư cũng cần phải lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Nguồn tài chính để tham gia giải quyết tranh chấp;
  • Chứng cứ, tài liệu chống lại nước tiếp nhận đầu tư trong quá trình tranh chấp;
  • Người đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư trước cơ quan giải quyết tranh chấp;
  • Về các quy định pháp luật liên quan tới vấn đề giải quyết tranh chấp.

Về mặt lý thuyết, lưu ý cho nhà đầu tư khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế sẽ bao gồm các lưu ý trên. Tuy nhiên, trên thực tế thì việc tham gia vào giải quyết tranh đầu tư quốc tế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

Chính vì vậy, các nhà đầu tư khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế nên tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có ưu tín và có nhiều chuyên môn như đội ngũ Luật sư, tư vấn viên của Công ty Luật Việt An.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc về lưu ý cho nhà đầu tư khi tham gia giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp

    Giải quyết tranh chấp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title