Hai pháp nhân Việt Nam có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp trọng tài tại nước ngoài không?

Trọng tài là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp đang dần phổ biến hiện nay. Song, đi cùng với số lượng ngày càng nhiều các thương nhân sử dụng phương thức trọng tài, thì ngày càng nhiều thắc mắc, câu hỏi liên quan đến phương thức trọng tài thỏa thuận như thế nào. Chẳng hạn, hai pháp nhân Việt Nam có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp trọng tài tại nước ngoài hay không? Luật Việt An sẽ trình bày vấn đề trên trong bài viết dưới đây.

Thỏa thuận trọng tài là gì

Theo quy định của Việt Nam

Theo Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010: “Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng Trọng tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh.”

Theo một số quy định của thế giới

Theo Điều II.2 Công ước New York quy định liên quan đến hình thức thỏa thuận trọng tài: Thuật ngữ “thỏa thuận bằng văn bản” bao gồm một điều khoản trọng tài trong một hợp đồng hoặc một thỏa thuận trọng tài mà các bên ký kết hoặc được ghi trong thư tin trao đổi”.

Hay theo Điều 1.2a, Công ước Geneva 1961 cũng quy định: “… hợp đồng hoặc thỏa thuận trọng tài ký bởi các bên qua trao đổi bằng thư điện tử, điện tin hoặc qua trao đổi bởi máy in làm sóng điện thoại (teleprinter)”.

Kết luận chung

Thỏa thuận trọng tài là một sự đồng ý giữa các bên về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thay vì sử dụng tòa án truyền thống. Thỏa thuận này có nguồn gốc từ ý chí tự nguyện của các bên và có thể hình thành trước hoặc sau khi tranh chấp phát sinh.

Thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại nước ngoài là gì?

Hiện nay ở trong nước, chưa có cơ sở pháp lý quy định rõ về vấn đề thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài tại nước ngoài. Tuy nhiên có thể hiểu, đây là việc mà các bên thỏa thuận, lựa chọn “địa điểm giải quyết tranh chấp” bằng trọng tài tại nước ngoài, không phải ở Việt Nam.

Nói rõ hơn, “địa điểm giải quyết tranh chấp” là nơi Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không đưa ra thỏa thuận.

Quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

Theo Luật mẫu UNCITRAL về trọng tài thương mại quốc tế

Theo khoản 1 Điều 20 Luật Mẫu về trọng tài thương mại quốc tế, các bên được tự do thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nếu các bên không có thoả thuận khác, thì địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định căn cứ các tình tiết của vụ việc, có tính đến sự thuận tiện cho các bên.

Có thể thấy, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Nhưng, yếu tố đầu tiên được nêu ra là sự phù hợp với luật áp dụng cho tố tụng trọng tài của nước nơi có địa điểm giải quyết tranh chấp được lựa chọn. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố như có hay không các điều ước tế đa phương hoặc song phương giữa quốc gia là địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với quốc gia nơi thi hành phán quyết trọng tài. Hay sự thuận tiện cho các bên và trọng tài viên kể cả khoảng cách di chuyển giữa các địa điểm. Hoặc là nơi có sự sẵn có và chi phí của các dịch vụ hỗ trợ cần thiết, …

Theo quy định ở một số quốc gia

Theo pháp luật trọng tài Áo, theo Mục 596 Luật Trọng tài năm 2013 của Áo quy định:

  • Các bên tự do thỏa thuận về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Hoặc uỷ quyền xác định địa điểm giải quyết tranh chấp cho một tổ chức trọng tài. Nếu không có một thỏa thuận như vậy, địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài sẽ do Hội đồng trọng tài xác định có cân nhắc đến hoàn cảnh của vụ việc, bao gồm cả sự thuận tiện của địa điểm đó đối với các bên;
  • Mặc dù có quy định nêu trên, trừ khi các bên có thỏa thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể triệu tập các bên tại bất kỳ của điểm nào mà họ cho là thích hợp để tiến hành tố tụng, đặc biệt là các phiên họp để thảo luận giữa các thành viên, đưa ra quyết định, tiến hành các phiên điều trận và xem xét các bằng chứng.

Theo pháp luật trọng tài Vương Quốc Anh, tại Mục 3 Luật Trọng tài năm 1996 của Vương Quốc Anh quy định về địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài có nghĩa là địa điểm có tính pháp lý, được xác định dựa trên:

  • Thỏa thuận lựa chọn của các bên trong thỏa thuận trọng tài hoặc
  • Lựa chọn của bất kỳ trọng tài hoặc tổ chức nào khác hoặc người được các bên ủy quyền trong vấn đề đó, hoặc
  • Lựa chọn của Hội đồng trọng tài nêu được các bên ủy quyền hoặc được tự xác định địa điểm giải quyết tranh chấp trong hợp các bên không có bất kỳ thỏa thuận lựa chọn nào.

Bên cạnh đó, Luật Trọng tài năm 1996 của Vương quốc Anh còn một số quy định khác:

  • Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận nào khác, phán quyết trọng tài phải được lập thành văn bản và có chữ ký của tất cả các trọng tài viên (hoặc tất cả trọng tài viên đồng ý với phán quyết đó), phán quyết phải nêu rõ lý do, địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và ngày ban hành phán quyết (khoản 3 – 5 Mục 52).
  • Một phán quyết sẽ được coi như được ban hành tại địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, bất kể nó đã được ban hành ở đâu, gửi đi hoặc giao cho bất kỳ bên nào (Điểm b khoản 2 Mục 100). Căn cứ vào địa điểm giải quyết tranh chấp để xác định phán quyết đó có là phán quyết trọng tài nước ngoài hay không để thực thi Công ước New York 1958.

Theo quy định trong pháp luật Việt Nam

“Địa điểm giải quyết tranh chấp” được quy định tại Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể:

  • “Địa điểm giải quyết tranh chấp” là nơi Hội đồng trọng tài đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận lựa chọn của các bên hoặc do Hội đồng trọng tài quyết định nếu các bên không có thỏa thuận. Nếu địa điểm giải quyết tranh chấp được tiến hành trên lãnh thổ Việt Nam thì phán quyết phải được coi là tuyên tại Việt Nam mà không phụ thuộc vào nơi Hội đồng trong tại tiến hành phiên họp để ra phán quyết đó (khoản 8 Điều 3). Việt Nam là thành viên của Công ước New York năm 1958 kể từ ngày 11/12/1995, do đó, phán quyết của trọng tài được tuyên hoặc được coi là tuyên tại Việt Nam sẽ được công nhận và cho thi hành ở nước ngoài theo Công ước này.
  • Các bên có quyền thoả thuận địa điểm giải quyết tranh chấp, trường hợp không có thoả thuận thì Hội đồng trọng tài quyết định: Địa điểm giải quyết tranh chấp có thể ở trong lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Nam (khoản 1 Điều 11). Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác, Hội đồng trọng tài có thể tiến hành phiên họp tại địa điểm được xem là thích hợp cho việc trao đổi ý kiến giữa các thành viên của Hội đồng trọng tài, việc lấy lời khai của người làm chứng, tham vấn ý kiến các chuyên gia hoặc tiến hành việc giám định hàng hoá, tài sản hoặc tài liệu khác (khoản 2 Điều 11).

Hai pháp nhân Việt Nam có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp trọng tài tại nước ngoài không?

Hai pháp nhân Việt Nam hoàn toàn có thể tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp trọng tài tại nước ngoài. Cụ thể, theo Điều 11 Luật Trọng tài thương mại năm 2010, thì việc lựa chọn địa điểm giải quyết tranh chấp do các bên tự thỏa thuận, đó có thể là ở lãnh thổ Việt Nam hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Một số lưu ý khi lựa chọn giải quyết tranh chấp trọng tài tại nước ngoài

  • Về chi phí: thoả thuận giải quyết trọng tài tại nước ngoài có thể đòi hỏi một số chi phí và thời gian đáng kể, từ việc chọn trung tâm trọng tài đến quá trình xem xét và đưa ra phán quyết. Hai bên cần xem xét liệu thỏa thuận có phù hợp với điều kiện của các bên hay không.
  • Về việc lựa chọn trung tâm trọng tài: với số lượng trung tâm trọng tài tại nước ngoài lớn, việc lựa chọn trung tâm trọng tài phù hợp cũng là một trong yếu tố quan trọng mà các bên cần xem xét kĩ lưỡng.
  • Về vấn đề công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài: việc hai quốc gia có hay không các điều ước tế đa phương hoặc song phương giữa hai bên là địa điểm giải quyết tranh chấp bằng trọng tài với quốc gia nơi thi hành phán quyết trọng tài ảnh hưởng rất nhiều đến phán quyết trọng tài có hiệu lực hay không. Đây là vấn đề mà các bên thực sự cần xem xét một cách kĩ lưỡng.

Quý khách hàng có bất vướng mắc về pháp luật trọng tài thương mại, pháp luật dân sự, giải quyết tranh chấp xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title