09 33 11 33 66
info@luatvietan.vn
Email: info@luatvietan.vn

Lưu ý khi Thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Địa điểm kinh doanh là phương thức mở rộng kinh doanh đơn giản, gọn nhẹ mà các doanh nghiệp thường sử dụng. Khác với chi nhánh, địa điểm kinh doanh có thủ tục thành lập và thay đổi khá gọn nhẹ, chỉ thực hiện hoạt động kinh doanh do doanh nghiệp chỉ đạo, không có chức năng đại diện theo ủy quyền, hoàn toàn phụ thuộc vào trụ sở chính,… và chính sự gọn nhẹ, dễ quản lý đó lại trở thành một ưu thế lớn của địa điểm kinh doanh thu hút nhiều doanh nghiệp mỗi khi có nhu cầu mở rộng kinh doanh, nhất là khi các doanh nghiệp muốn hạn chế nhất định hoạt động của mô hình tổ chức dự kiến thành lập. Các doanh nghiệp có thể thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh với nơi đặt trụ sở chính của công ty hoặc chi nhánh.

Căn cứ pháp lý

  • Luật doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về lệ phí môn bài
  • Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của luật quản lý thuế
  • Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về đăng ký thuế

Một số lưu ý khi thực hiện thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

Về nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh

Doanh nghiệp nộp hồ sợ thành lập địa điểm kinh doanh tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh thành phố mà doanh nghiệp dự định đặt địa điểm kinh doanh.

Hồ sơ thành lập địa điểm đăng ký kinh doanh bao gồm

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh: thông báp lập địa điểm kinh doanh phải có các thông tin sau:
  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc tên và địa chỉ chi nhánh
  • Tên, địa chỉ địa điểm kinh doanh;
  • Lĩnh vực hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Thông tin của người đứng đầu địa điểm kinh doanh;
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệphoặc của người đứng đầu chi nhánh đối với trường hợp địa điểm kinh doanh trực thuộc chi nhánh
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền

Quy trình thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh khác tỉnh

  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày quyết định lập địa điểm kinh doanh, Doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa của Phòng Đăng ký kinh doanh tỉnh nơi địa điểm hoạt động.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh, cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Về cơ quan quản lý thuế

Địa điểm kinh doanh có nghĩa vụ nộp thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm, không phải kê khai nộp thuế GTGT cũng như thuế TNDN. Hiện nay theo quy định, trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc ở khác địa phương cấp tỉnh nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc thực hiện nộp Tờ khai thuế môn bài của đơn vị trực thuộc cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc. Do đó, các địa điểm kinh doanh khác tỉnh với trụ sở chính sẽ chịu sự quản lý thuế của Chi cục thuế cấp tỉnh nơi địa điểm kinh doanh đặt trụ sở mà không phải là cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Về đăng ký thuế

Trước ngày 17/01/2021: Cơ quan thuế được giao nhiệm vụ quản lý thuế đối với địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp căn cứ thông tin tại Danh sách địa điểm kinh doanh đã được Cục Thuế phân công quản lý thuế trên địa bàn, thực hiện đăng ký thuế để cấp mã số thuế 13 số cho địa điểm kinh doanh, gửi thông báo mã số thuế (mẫu số 11-MST) cho đơn vị chủ quản của địa điểm kinh doanh và địa điểm kinh doanh biết để kê khai, nộp thuế cho địa điểm kinh doanh. Mã số thuế 13 số của địa điểm kinh doanh không thực hiện liên thông với cơ quan đăng ký kinh doanh. Hiện nay, theo Thông tư 105/2020/TT-BTC không có quy định về cấp mã 13 số cho địa điểm kinh doanh. Như vậy, địa điểm kinh doanh sẽ không xin cấp mã số thuế mà sử dụng mã số thuế của công ty/ chi nhánh chủ quản.

Về kê khai, nộp thuế môn bài

Địa điểm kinh doanh khác tỉnh là đơn vị hoặc toán phụ thuộc khác tỉnh, thành phố nên công ty không thể kê khai theo diện đơn vị phụ thuộc. Địa điểm kinh doanh nộp Tờ khai thuế môn bài theo mẫu, kê khai mã số thuế theo Mã số thuế của công ty hoặc chi nhánh chủ quản và được nộp trực tiếp về Chi cục thuế cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi địa điểm kinh doanh đặt địa chỉ. Điều này khá khác biệt với việc thành lập địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, bởi lẽ đối với địa điểm kinh doanh cùng tỉnh, doanh nghiệp có thể sử dụng chữ ký số của công ty và nộp tờ khai môn bài trực tuyến qua trang thuế điện tử.

Về kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng

Người nộp thuế thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh ở nhiều địa bàn; người nộp thuế có phát sinh nghĩa vụ thuế đối với các loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có hoạt động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thực hiện hạch toán tập trung tại trụ sở chính tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Đồng thời, người nộp thuế phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp (nếu có) theo từng địa bàn cấp tỉnh nơi được hưởng nguồn thu ngân sách nhà nước (bao gồm cả đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh) cho cơ quan thuế quản lý trụ sở chính.

Như vậy, trường hợp người nộp thuế có đơn vị trực thuộc kinh doanh ở địa phương cấp tỉnh khác nơi người nộp thuế có trụ sở chính thì đơn vị trực thuộc nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của đơn vị trực thuộc; nếu đơn vị trực thuộc không trực tiếp bán hàng, không phát sinh doanh thu thì thực hiện khai thuế tập trung tại trụ sở chính của người nộp thuế.

Về thông báo phát hành hóa đơn

Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng khai thuế giá trị gia tăng riêng thì từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Trường hợp tổ chức có các đơn vị trực thuộc, chi nhánh có sử dụng chung mẫu hóa đơn của tổ chức nhưng tổ chức thực hiện khai thuế giá trị gia tăng cho đơn vị trực thuộc, chi nhánh thì đơn vị trực thuộc, chi nhánh không phải Thông báo phát hành hóa đơn. Như vậy, nếu địa điểm kinh doanh khai thuế giá trị gia tăng riêng thì địa điểm kinh doanh phải gửi Thông báo phát hành cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp của địa điểm kinh doanh.

Dịch vụ tư vấn thành lập địa điểm kinh doanh của Công ty luật Việt An

  • Tư vấn các điều kiện, thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh cho khách hàng;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập địa điểm kinh doanh;
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động của địa điểm kinh doanh;
  • Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về thuế, các giấy phép có liên quan trong hoạt động của địa điểm kinh doanh

Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn, vướng mắc liên quan đến thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh xin vui lòng liên hệ công ty Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 33 11 33 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 67 55 66
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO