Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Pháp luật hiện nay công nhận việc một doanh nghiệp có nhiều hơn 1 người đại diện. Quyền và nghĩa vụ của mỗi người đại diện được quy định cụ thể trong Điều lệ công ty và hồ sơ nội bộ.
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, có thể vì những lý do chủ quan hoặc khách quan, doanh nghiệp cần tiến hành thay đổi người đại diện theo pháp luật.
[su_box title=”Những lưu ý khi thay đổi người dại diện theo pháp luật:” box_color=”#008543″ radius=”1″ class=”dc_box”]
Pháp luật hiện nay công nhận việc một cá nhân có thể làm đại diện theo pháp luật của nhiều doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế sẽ tiến hành kiểm tra thông tin thuế của người đại diện theo pháp luật mới.
Người đang quản lý doanh nghiệp hiện đang bị treo mã số thuế thì sẽ không thể đăng ký làm người đại diện theo pháp luật mới của doanh nghiệp.
Ngoài ra, pháp luật cũng hạn chế trường hợp quản lý trong trường hợp doanh nghiệp phá sản: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, giám đốc (tổng giám đốc), chủ tịch và các thành viên hội đồng quản trị, hội đồng thành viên của doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản không được quyền thành lập doanh nghiệp, không được làm người quản lý doanh nghiệp trong thời hạn từ một đến ba năm, kể từ ngày doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, trừ các trường hợp quy định tại Luật phá sản doanh nghiệp.
Lưu ý về trình tự thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể là thành viên/cổ đông/chủ sở hữu của doanh nghiệp hoặc là người đại diện đi thuê. Trong trường hợp người đại diện theo pháp luật mới là người đi thuê, hồ sơ doanh nghiệp cần bổ sung Hợp đồng lao động với người đại diện mới. Luật Việt An sẽ hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Ngoài ra, lưu ý nhỏ đối với doanh nghiệp đó là chứng minh thư nhân dân của người đại diện và số điện thoại của doanh nghiệp, đây là những thông tin quan trọng sẽ được hiển thị trên Đăng ký kinh doanh, vì vậy khi thay đổi người đại diện doanh nghiệp cần lưu ý:
Thứ nhất, chứng minh thư mới của người đại diện còn hạn hay không (thời hạn thông thường của chứng minh thư 10-15 năm), doanh nghiệp cần kiểm tra thông tin này để tránh phải thay đổi thông tin đăng ký kinh doanh nhiều lần.
Thứ hai, số điện thoại cũ của doanh nghiệp có phải là số điện thoại của người đại diện cũ hay không, khi thay đổi có cần phải thay đổi số điện thoại để tránh việc xảy ra tranh chấp với người cũ hay không.
Khi đã đáp ứng được đầy đủ các điều kiện, Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên/ Chủ sở hữu doanh nghiệp tiến hành ra quyết định thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong quá trình thực hiện thủ tục, doanh nghiệp gặp bất cứ khó khăn gì cần được tư vấn vui lòng liên hệ Luật Việt An để được các luật sư hỗ trợ tận tình nhất.