Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Công thương
Các cơ sở, địa điểm kinh doanh, cung cấp dịch vụ ăn uống ngày càng phổ biến, do đó, vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm và giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm đang được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm. Theo Luật An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Công thương là một trong ba cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tùy theo từng ngành nghề mà chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm đăng ký.
Cơ sở pháp lý
Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018.
Nghị định 15/2018/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Thông tư số 43/2018/TT-BCT được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2020/TT-BCT sửa đổi, bổ sung một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh.
Thẩm quyền của Bộ Công thương đối với Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Tại Điều 35 Luật An toàn thực phẩm 2010, có 3 cơ quan có thẩm quyền cấp phép, thu hồi giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó có Bộ Y tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công thương.
Đối với Bộ Công thương, Điều 6 Thông tư số 43/2018/TT-BCT (được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 13/2020/TT-BCT), thẩm quyền cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc về:
Bộ Công thương;
Sở Công thương;
Cơ quan có thẩm quyền tại địa phương trên cơ sở được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công theo đề xuất của Sở Công thương.
Do đó, Bộ Công thương ủy quyền và phân cấp cho các cơ quan cấp dưới. Những cơ quan trực tiếp tiến hành cấp giấy phép cho các đơn vị kinh doanh gồm:
Vụ khoa học và công nghệ, Vụ thị trường trong nước
Phòng chức năng tại Sở Công thương tại các tỉnh/thành phố trên cả nước.
Đối tượng thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của Bộ Công thương
Bộ Công thương có thẩm quyền với Giấy chứng nhận các đơn vị sau:
Cơ sở sản xuất các sản phẩm thực phẩm có công suất thiết kế:
Rượu: Từ 03 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
Bia: Từ 50 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
Nước giải khát: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
Sữa chế biến: Từ 20 triệu lít sản phẩm/năm trở lên;
Dầu thực vật: Từ 50 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
Bánh kẹo: Từ 20 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
Bột và tinh bột: Từ 100 ngàn tấn sản phẩm/năm trở lên;
Chuỗi cơ sở kinh doanh thực phẩm (trừ chuỗi siêu thị mini và chuỗi cửa hàng tiện lợi có diện tích tương đương siêu thị mini theo quy định của háp luật); Cơ sở bán buôn thực phẩm (bao gồm cả thực phẩm tổng hợp) trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh tại cùng một địa điểm có công suất thiết kế theo quy định tại điểm a khoản này.
Cơ sở kinh doanh thực phẩm quy định tại điểm b khoản này và có sản xuất thực phẩm với công suất thiết kế nhỏ hơn quy định tại điểm a khoản này.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc quy định tại khoản 8 và khoản 10 Điều 36 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP có quy mô sản xuất sản phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công thương theo quy định tại điểm a khoản này.
Danh mục các sản phẩm/nhóm sản phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công thương
STT
Tên sản phẩm/nhóm sản phẩm
Ghi chú
I
Bia
1
Bia hơi
2
Bia chai
3
Bia lon
II
Rượu, cồn và đồ uống có cồn
Không bao gồm sản phẩm rượu bổ do Bộ Y tế quản lý
1
Rượu vang
1.1
Rượu vang không có gas
1.2
Rượu vang có gas (vang nổ)
2
Rượu trái cây
3
Rượu mùi
4
Rượu cao độ
5
Rượu trắng, rượu vodka
6
Đồ uống có cồn khác
III
Nước giải khát
Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý
1
Đồ uống đóng hộp, bao gồm nước ép rau, quả
2
Nước giải khát cần pha loãng trước khi dùng
3
Nước giải khát dùng ngay
Không bao gồm nước khoáng, nước tinh khiết do Bộ Y tế quản lý
IV
Sữa chế biến
Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
1
Sữa dạng lỏng (bao gồm sữa dạng lỏng được bổ sung hương liệu hoặc các phụ gia thực phẩm khác)
1.1
Các sản phẩm được thanh trùng bằng phương pháp Pasteur
1.2
Các sản phẩm được tiệt trùng bằng phương pháp UHT hoặc các phương pháp tiệt trùng bằng nhiệt độ cao khác
2
Sữa lên men
2.1
Dạng lỏng
2.2
Dạng đặc
3
Sữa dạng bột
4
Sữa đặc
4.1
Có bổ sung đường
4.2
Không bổ sung đường
5
Kem sữa
5.1
Được tiệt trùng bằng phương pháp Pasteur
5.2
Được tiệt trùng bằng phương pháp UHT
6
Sữa đậu nành
7
Các sản phẩm khác từ sữa
7.1
Bơ
7.2
Pho mát
7.3
Các sản phẩm khác từ sữa chế biến
V
Dầu thực vật
Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
1
Dầu hạt vừng (mè)
2
Dầu cám gạo
3
Dầu đậu tương
4
Dầu lạc
5
Dầu ô liu
6
Dầu cọ
7
Dầu hạt hướng dương
8
Dầu cây rum
9
Dầu hạt bông
10
Dầu dừa
11
Dầu hạt cọ hoặc dầu cọ ba-ba-su
12
Dầu hạt cải hoặc dầu mù tạt
13
Dầu hạt lanh
14
Dầu thầu dầu
15
Các loại dầu khác
VI
Bột, tinh bột
Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
1
Bột mì hoặc bột meslin
2
Bột ngũ cốc
3
Bột khoai tây
4
Malt: Rang hoặc chưa rang
5
Tinh bột: Mì, ngô, khoai tây, sắn, khác
6
Inulin
7
Gluten lúa mì
8
Sản phẩm từ bột nhào, đã hoặc chưa làm chín: spaghety, macaroni, mì sợi, mì ăn liền, mì dẹt, gnochi, ravioli, cannelloni, cháo ăn liền, bánh đa, phở, bún, miến…
9
Sản phẩm từ tinh bột sắn và sản phẩm thay thế chế biến từ tinh bột, ở dạng mảnh, hạt, bột xay, bột rây hay các dạng tương tự
VII
Bánh, mứt, kẹo
Không bao gồm các sản phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng do Bộ Y tế quản lý
1
Bánh quy ngọt, mặn hoặc không ngọt, mặn
2
Bánh bít cốt, bánh mì nướng và các loại bánh nướng tương tự
3
Bánh bột nhào
4
Bánh mì giòn
5
Bánh gato
6
Các loại kẹo cứng, mềm có đường không chứa cacao
7
Kẹo cao su, đã hoặc chưa bọc đường
8
Kẹo sô cô la các loại
9
Mứt, thạch trái cây, bột nghiền và bột nhão từ quả hoặc quả hạch, thu được từ quá trình đun nấu, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu
10
Quả, quả hạch và các phần khác ăn được của cây, đã chế biến hoặc bảo quản bằng cách khác, đã hoặc chưa pha thêm đường hay chất làm ngọt khác hoặc rượu
11
Các sản phẩm bánh mứt kẹo khác
VIII
Dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thuộc thẩm quyền Bộ Công thương, Sở Công thương
Bước 1: Nộp 1 bộ hồ sơ hoàn chỉnh tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền xin cấp chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong 05 ngày làm việc
Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận được đóng thành 2 quyển, gồm:
Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận;
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
Bản thuyết minh về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở;
Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);
Giấy xác nhận đủ sức khỏe để sản xuất, kinh doanh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh (bản sao có xác nhận của cơ sở).
Bước 2: Tiếp đoàn thẩm định cơ sở trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày thẩm xét hồ sơ hợp lệ
Trong thời gian 15 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở. Trường hợp cơ quan cấp trên ủy quyền cho cơ quan cấp dưới phải có văn bản ủy quyền.
Đoàn thẩm định thực tế tại cơ sở do cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận hoặc cơ quan được ủy quyền thẩm định ban hành quyết định thành lập. Đoàn thẩm định có số lượng từ 03 đến 05 thành viên, trong đó có ít nhất 2/3 số thành viên làm công tác chuyên môn hoặc quản lý về an toàn thực phẩm.
Bước 3: Cơ sở nhận kết quả
Kết quả thẩm định phải ghi rõ “Đạt” hoặc “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” vào Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc Biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm;
Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm tổng hợp, cơ sở được cấp Giấy chứng nhận khi các điều kiện kinh doanh của ít nhất một nhóm sản phẩm được đánh giá “Đạt”. Các nhóm sản phẩm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được ghi vào Giấy chứng nhận cơ sở đủ điền kiện an toàn thực phẩm;
Trường hợp “Không đạt” hoặc “Chờ hoàn thiện” phải ghi rõ lý do trong Biên bản thẩm định. Trường hợp “Chờ hoàn thiện”, thời hạn khắc phục tối đa là 60 (sáu mươi) ngày. Sau khi đã khắc phục theo yêu cầu của Đoàn thẩm định, cơ sở phải nộp báo cáo kết quả khắc phục về cơ quan có thẩm quyền để tổ chức thẩm định lại. Thời hạn thẩm định lại tối đa là 15 (mười lăm) ngày làm việc tính từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận được báo cáo khắc phục;
Nếu kết quả thẩm định lại vẫn “Không đạt”, cơ quan có thẩm quyền thông báo bằng văn bản tới cơ quan quản lý địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận;
Trong vòng 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở.
Lưu ý: Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm có thời hạn 3 năm.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về dịch vụ Cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, Cấp lại Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất.