Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi đóng thuế TNCN

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là một nghĩa vụ pháp lý của mỗi công dân. Để giảm bớt gánh nặng thuế cho người nộp thuế, Nhà nước ta đã quy định nhiều khoản giảm trừ, trong đó có giảm trừ gia cảnh. Thông qua bài viết dưới đây Luật Việt An sẽ giới thiệu cho quý khác mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi đóng thuế TNCN theo quy định của pháp luật hiện hành

Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi đóng thuế TNCN

Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi đóng thuế TNCN

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi đóng thuế TNCN được quy định hiện nay là 11 triệu đồng/ tháng, tương đương 132 triệu đồng/ năm. Mức này tăng liên tục từ khi Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 có hiệu lực cho đến nay.

Trước đây, Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 (có hiệu lực từ 01/01/2009) quy định mức giảm trừ như sau:

  • Với đối tượng nộp thuế: 04 triệu đồng/tháng (48 triệu đồng/năm).
  • Với mỗi người phụ thuộc: 1,6 triệu đồng/tháng.

Sau đó, Luật Thuế thu nhập cá nhân sửa đổi 2012 (có hiệu lực từ 01/7/2013) tăng mức giảm trừ gia cảnh, cụ thể:

  • Đối với bản thân người nộp thuế là 09 triệu đồng/tháng (108 triệu đồng/năm)
  • Đối với mỗi người phụ thuộc của người nộp thuế là 3,6 triệu đồng/tháng.

Đồng thời bổ sung quy định: Nếu chỉ số giá tiêu dùng biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành/thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh phù hợp với biến động giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

Bởi lẽ đó, từ kỳ tính thuế năm 2020 đến nay, mức giảm trừ gia cảnh được điều chỉnh tăng lên 11 triệu đồng/tháng đối với đối tượng nộp thuế và mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Trường hợp được giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi nộp TNCN

Có thể hiểu, giảm trừ gia cảnh cho bản thân là việc đương nhiên người nộp thuế được hưởng khi kê khai thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế được áp dụng như sau:

Trường hợp trong năm tính thuế, cá nhân chưa giảm trừ cho bản thân/giảm trừ cho bản thân chưa đủ 12 tháng thì được giảm trừ đủ 12 tháng khi thực hiện quyết toán thuế theo quy định.

Ví dụ: Quý khách vào làm Công ty A từ tháng 7/2024 thì hàng quý (hàng tháng) Công ty sẽ tính giảm trừ bản thân từ tháng 7/2024. Đến cuối năm Quyết toán:

Trường hợp Quý khách không đủ điều kiện ủy quyền quyết toán cho Công ty tức là Công ty sẽ chỉ quyết toán phần thu nhập mà công ty trả cho Quý khách, lúc này thì giảm trừ bản thân = 11 triệu đồng/tháng * Tổng số tháng đã tính giảm trừ trong năm. Khi Quý khách tự đi quyết toán trực tiếp với Cơ quan thuế thì sẽ được tính đủ 12 tháng là 132 triệu đồng/năm

Trường hợp Quý khách đủ điều kiện được ủy quyền Quyết toán cho Công ty tức Công ty sẽ Quyết toán thay cho Quý khách thì sẽ được tính đủ 12 tháng là 132 triệu đồng/năm

Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tại 01 thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại 01 nơi.

Ví dụ: Quý khách ký hợp đồng lao động với 01 Công ty (đều là hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên) thì Quý khách được chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại 01 Công ty, Công ty còn lại sẽ không được giảm trừ bản thân nữa.

Người nước ngoài là cá nhân cư trú tại Việt Nam được tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 hoặc từ tháng đến Việt Nam đến tháng kết thúc hợp đồng lao động và rời Việt Nam trong năm tính thuế nếu người này lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam (được tính đủ theo tháng).

Ví dụ: Ông E là người nước ngoài đến Việt Nam làm việc liên tục từ ngày 01/3/2024, đến ngày 15/11/2024, ông E kết thúc Hợp đồng lao động và về nước. Từ ngày 01/3/2024 đến khi về nước ông E có mặt tại Việt Nam trên 183 ngày. Như vậy trong trường hợp của ông E là cá nhân cư trú và được giảm trừ gia cảnh cho bản thân từ tháng 01 đến hết tháng 11/2024

Quy định về kỳ tính thuế thu nhập cá nhân

Quy định về kỳ tính thuế thu nhập cá nhân theo Điều 7 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012 như sau:

  • Kỳ tính thuế đối với cá nhân cư trú được quy định như sau:
  • Kỳ tính thuế theo năm áp dụng đối với thu nhập từ kinh doanh; thu nhập từ tiền lương, tiền công;
  • Kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với thu nhập từ đầu tư vốn; thu nhập từ chuyển nhượng vốn, trừ thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ trúng thưởng; thu nhập từ bản quyền; thu nhập từ nhượng quyền thương mại; thu nhập từ thừa kế; thu nhập từ quà tặng;
  • Kỳ tính thuế theo từng lần chuyển nhượng hoặc theo năm đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.
  • Kỳ tính thuế đối với cá nhân không cư trú được tính theo từng lần phát sinh thu nhập áp dụng đối với tất cả thu nhập chịu thuế.

Giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc

Căn cứ Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc thực hiện theo nguyên tắc sau đây:

  • Người nộp thuế được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu người nộp thuế đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế.
  • Khi người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc sẽ được cơ quan thuế cấp mã số thuế cho người phụ thuộc và được tạm tính giảm trừ gia cảnh trong năm kể từ khi đăng ký. Đối với người phụ thuộc đã được đăng ký giảm trừ gia cảnh trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì tiếp tục được giảm trừ gia cảnh cho đến khi được cấp mã số thuế.
  • Trường hợp người nộp thuế chưa tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc trong năm tính thuế thì được tính giảm trừ cho người phụ thuộc kể từ tháng phát sinh nghĩa vụ nuôi dưỡng khi người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế và có đăng ký giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc. Riêng đối với người phụ thuộc khác theo hướng dẫn tại tiết d.4, điểm d, khoản 1, Điều này thời hạn đăng ký giảm trừ gia cảnh chậm nhất là ngày 31 tháng 12 của năm tính thuế, quá thời hạn nêu trên thì không được tính giảm trừ gia cảnh cho năm tính thuế đó.
  • Mỗi người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế trong năm tính thuế. Trường hợp nhiều người nộp thuế có chung người phụ thuộc phải nuôi dưỡng thì người nộp thuế tự thỏa thuận để đăng ký giảm trừ gia cảnh vào một người nộp thuế.

Người phụ thuộc bao gồm những ai? 

Căn cứ Điểm d Khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định người phụ thuộc bao gồm:

  • Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
  • Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
  • Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
  • Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
  • Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện quy định.
  • Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện quy định.
  • Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện quy định, bao gồm:
  • Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
  • Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
  • Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
  • Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Điều kiện đăng ký người phụ thuộc 

Điều kiện đăng ký người phụ thuộc

Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

  • Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
  • Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

Đối với người ngoài độ tuổi lao động 

  • Phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
  • Bên cạnh đó, người khuyết tật, không có khả năng lao động là những người thuộc đối tượng điều chỉnh của pháp luật về người khuyết tật, người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,…).

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân khi đóng thuế TNCN. Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến thuế thu nhập cá nhân, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title