Mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

Từ ngày 1/7/2024, lương cơ sở và lương tối thiểu vùng được điều chỉnh tăng lên. Luật Việt An nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) mới là bao nhiêu? Nhằm giải đáp thắc mắc của quý đọc giả, Công ty Luật Việt An nêu những cơ sở pháp lý và các thông tin mới nhất liên quan đến mức lương tối thiểu đóng BHXH cho năm 2024.

Bảo hiểm xã hội không những là quyền của người lao động được đảm bảo bù đắp một phần thu nhập mà còn là nghĩa vụ bắt buộc của người sử dụng lao động nhằm đảm bảo phúc lợi tối thiểu cho người lao động. Khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội, mức lương đóng bảo hiểm xã hội là vấn đề được rất nhiều người lao động và doanh nghiệp quan tâm. Trong bài viết này, Luật Việt An tổng hợp chi tiết mức lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành áp dụng trong năm 2024.

Quy định hiện hành về mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

Mức lương đóng bảo hiểm xã hội hiện hành được quy định trong các văn bản sau:

  • Bộ luật Lao động năm 2019;
  • Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, được sửa đổi bổ sung năm 2015, 2018, 2019;
  • Nghị định 115/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 89/2020/NĐ-CP và Nghị định 135/2020/NĐ-CP;
  • Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
  • Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động;
  • Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH;

Các chế độ của bảo hiểm xã hội

Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội. Bảo hiểm xã hội được chia làm hai loại:

  • Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
  • Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Tùy thuộc vào mỗi loại bảo hiểm xã hội mà các chế độ được bao gồm trong đó cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn, bảo hiểm xã hội tự nguyên sẽ không bao gồm chế độ ốm đây, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Các chế độ của bảo hiểm xã hội

Quy định mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

Quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động được quy định cụ thể tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội và tại Điều 17 của Nghị định 115/2015/NĐ-CP.

Theo đó, tiền lương tháng mà người lao động dùng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được chia thành các trường hợp được liệt kê dưới đây:

Quy định mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024

  • Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
  • Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Cách xác định tiền lương tháng tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Theo Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại Khoản 5 Điều 3 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH. Cụ thể:

Mức lương

  • Mức lương theo công việc hoặc chức danh: ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng.
  • Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

Phụ cấp lương

Phụ cấp lương theo thỏa thuận của hai bên như sau:

  • Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
  • Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Các khoản bổ sung khác

Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:

  • Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
  • Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Thu nhập không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội

Theo Khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, căn cứ tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm:

  • Các chế độ và phúc lợi khác như thưởng theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;
  • Tiền thưởng sáng kiến;
  • Tiền ăn giữa ca;
  • Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
  • Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
  • Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động, cụ thể là mục “Các khoản bổ sung khác không xác định được mức tiền cụ thể theo thỏa thuận của hai bên trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động” (theo tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH).

Lưu ý liên quan đến chi phí không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Mặc dù, các phúc lợi nêu tại mục này không thuộc chi phí bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội nhưng nếu doanh nghiệp, người sử dụng lao động muốn đóng cho người lao động thì hoàn toàn được khuyến khích.
  • Các phúc lợi trên dù không thuộc chi phí đóng bảo hiểm bắt buộc nhưng vẫn là thu nhập phải đóng thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc

Mức đóng BHXH của người lao động

Mức đóng BHXH của người lao động được trích ra từ mức lương hàng tháng như sau:

Mức đóng BHXH của người lao động được trích ra từ mức lương hàng tháng

  • 3% mức tiền lương tháng vào quỹ ốm đau và thai sản;
  • 14% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất
  • Riêng đối với người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn được đóng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.

Lưu ý trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

  • Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó.
  • Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng trên

Căn cứ Điều 87 Luật Bảo hiểm xã hội, mức đóng của người lao động tham gia BHXH tự nguyện như sau:

  • Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
  • Mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối thiểu năm 2024

Căn cứ tiết d Tiểu mục 3.2 Mục 3 Công văn 1952/BHXH-TST năm 2023 quy định: Tiền lương tháng làm căn cứ đóng là tiền lương do đơn vị quyết định. Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, mức lương tối thiểu đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 của người lao động là mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

Quy định mức lương tối thiểu vùng từ ngày 01/07/2024

Từ ngày 1/7/2024, mức lương tối thiểu vùng được áp dụng theo quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Quy định này đã thay thế mức lương tối thiểu vùng  mà người lao động căn cứ để đóng BHXH theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP trước đây. Cụ thể:

Vùng Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1 4.960.000 23.800
Vùng 2 4.410.000 21.200
Vùng 3 3.860.000 18.600
Vùng 4 3.450.000 16.600

Mức lương tối thiểu giờ Mức lương tối thiểu tháng

Mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa

Trường hợp tiền lương tháng cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở (khoản 3 Điều 6 Quyết định 595/QĐ-BHXH).

Thời điểm Mức lương Căn cứ pháp lý
Trước 01/07/2024 1,8 triệu đồng/tháng Nghị định 24/2023/NĐ-CP
Sau 01/07/2024 2,34 triệu đồng/tháng Nghị định 73/2024/NĐ-CP

Như vậy, theo Nghị định 73/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên là 2.340.000 đồng/tháng. Theo đó, mức lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa năm 2024 tối đa là:

20 x 2,34 = 46,8 triệu đồng/tháng.

Hưởng bảo hiểm xã hội một lần khi nghỉ việc với người lao động là người nước ngoài

Căn cứ khoản 6 Điều 9 Nghị định 143/2018/NĐ-CP, người lao động nước ngoài tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được lấy bảo hiểm xã hội 1 lần khi có yêu cầu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội.
  • Đang mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng như: Ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.
  • Đủ điều kiện hưởng lương hưu nhưng không tiếp tục cư trú tại Việt Nam.
  • Bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực mà không được gia hạn.

Do đó, nếu sau khi chấm dứt hợp đồng lao động mà có nhu cầu rút bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động nước ngoài có thể làm hồ sơ đề nghị hưởng theo quy định.

Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được nghỉ hưu

Theo quy định trước kia, lao động nam cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm để nhận được lương hưu tối đa. Theo Điều 56 và Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội thì số năm đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu của lao động nam sẽ có sự thay đổi.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất đối với lao động nam

  • Đối với lao động nam, để hưởng mức lương hưu tối thiểu 45% thì cần đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, tăng thêm một năm so với quy định cũ là 19 năm.
  • Sau đó, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức lương hưu của người lao động được tính thêm 2%, và mức tối đa bằng 75%.
  • Như vậy, từ năm 2023, muốn hưởng lương hưu tối đa là 75% thì lao động nam cần đóng đủ từ 35 năm.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất đối với lao động nữ

  • Đối với lao động nữ, mức lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội và tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội.
  • Tương tự với lao động nam, sau đó cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì mức lương hưu của lao động nữ được tính thêm 2% và mức tối đa bằng 75%. Để được hưởng mức lương hưu tối đa 75%, lao động nữ cần đóng đủ 30 năm tham gia bảo hiểm xã hội.

Thời hạn đóng bảo hiểm xã hội để hưởng mức lương hưu cao nhất

Như vậy, năm 2024, đối với lao động nam cần đóng bảo hiểm xã hội đủ 35 năm và lao động nữ cần đóng đủ 30 năm để nhận được lương hưu tối đa.

Tuổi được nghỉ hưu năm 2024

Tuổi được nghỉ hưu năm 2024

Theo Khoản 2, Điều 4, Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sẽ có sự thay đổi như sau:

  • Lao động nam: Từ đủ 61 tuổi (Tăng 03 tháng so với năm 2023).
  • Lao động nữ: Từ đủ 56 tuổi 4 tháng (Tăng 04 tháng so với năm 2023).

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất

Từ 01/07/2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng (trước ngày 1/7/2024 là 1,8 triệu đồng/tháng), theo đó mức đóng BHXH tự nguyện tối đa bằng 22% của 20 lần mức lương cơ sở như sau:

  • Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa trước ngày 01/7/2024 là: 22% x (20 x 1.800.000) = 7.920.000 đồng/người/tháng.
  • Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện tối đa từ 01/7/2024 là: 22% x (20 x 2.340.000) = 10.296.000 đồng/người/tháng.

Quý khách có như cầu tư vấn liên quan đến mức lương đóng bảo hiểm xã hội năm 2024 và sử dụng dịch vụ kê khai bảo hiểm xã hội, báo tăng bảo hiểm xã hội cho người lao động, vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật lao động

    Tư vấn pháp luật lao động

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO