Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi thành lập chi nhánh
1 – Lưu ý về đặt tên cho chi nhánh?
Lưu ý đặt tên chi nhánh công ty theo quy định Điều 40, Luật doanh nghiệp 2020:
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
2 – Chi nhánh là đơn vị thuộc của doanh nghiệp?
Theo Khoản 1, Điều 44, Luật doanh nghiệp 2020: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.
3 – Một doanh nghiệp, công ty có thể mở nhiều chi nhánh trong nước và ở nước ngoài?
Theo Khoản 1, Điều 45, Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp có quyền thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài. Doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính.
4 – Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty?
Khi doanh nghiệp phát triển sau một thời gian kinh doanh và có mong muốn mở rộng thị trường của mình, thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện là một trong những cách thức mà doanh nghiệp có thể lựa chọn. Tuy nhiên, so với văn phòng đại diện, chi nhánh có ưu điểm là cho phép doanh nghiệp thực hiện hoạt động buôn bán trong phạm vi do chính doanh nghiệp ủy quyền (trừ trường hợp pháp luật có quy định khác) và có thể hoạch toán kế toán độc lập với doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu khái quát trình tự thủ tục cần thực hiện khi doanh nghiệp muốn thành lập chi nhánh quy định tại Luật doanh nghiệp 2014 (đối với thương nhân Việt Nam) và Luật thương mại 2005 cùng văn bản hướng dẫn Nghị định số 07/2016/NĐ-CP (đối với thương nhân nước ngoài). Xem chi tiết hồ sơ: Thủ tục đăng ký thành lập chi nhánh
5. Thời hạn thay đổi thông tin trên Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh?
Theo Khoản 4, Điều 45, Luật doanh nghiệp 2020: Doanh nghiệp chịu trách nhiệm đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
6. Thời hạn phải gửi thông báo tới cơ quan có thẩm quyền khi doanh nghiệp ra quyết định thành lập chi nhánh?
Theo khoản 5, Điều 45, Luật doanh nghiệp 2020: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp thông báo địa điểm kinh doanh đến Cơ quan đăng ký kinh doanh.
7 – Làm biển Chi nhánh công ty.
Sau khi nhận được giấy chứng nhận đăng ký hoạt đông chi nhánh công ty, Doanh nghiệp phải triển khai làm biển chi nhánh công ty, nội dung gồm 3 thông tin: Mã số thuế, tên chi nhánh doanh nghiệp, địa chỉ chi nhánh và thực hiện treo biển tại địa chỉ chi nhánh trong suốt thời gian hoạt động.
8 – Mở tài khoản ngân hàng và thông báo sử dụng tài khoản ngân hàng với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thủ tục mở tài khoản tại mỗi ngân hàng sẽ khác nhau, Chi nhánh công ty nên tham khảo trước để có lựa chọn phù hợp.
Trong vòng 10 ngày kể từ ngày mở tài khoản, chi nhánh tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng với sở kế hoạch đầu tư qua trang web: dangkyquamang.dkkd.gov.vn.
9 – Mua chữ ký số, đăng ký kê khai thuế điện tử
Có rất nhiều đơn vị cung cấp chữ ký số nhưng doanh nghiệp nên lựa chọn đơn vị cung cấp chứng thư số có hỗ trợ kỹ thuật tốt nhất.
Việc quyết định lựa chọn hình thức quyết toán nào phụ thuộc vào chính tình hình kinh doanh cũng như nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu chi nhánh phát sinh ít chi phí, doanh thu cũng như thực hiện ít các chứng từ mua bán kinh doanh thì nên hạch toán phụ thuộc, bởi loại hoạch toán này có ưu điểm là giảm thiểu 1 số công việc kế toán, các loại báo cáo tài chính, quyết toán thuế, tuy nhiên dẫn đến khó quản lý chi phí, lỗ lãi, chứng từ nhất là các công ty thực hiện nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh, nhiều chứng từ, các loại chi phí. Ngược lại, hạch toán độc lập có ưu điểm là dễ quản lý chi phí, chứng từ, phân tích lỗ lãi của công ty và chi nhánh, tuy nhiên lại nảy sinh nhiều công việc kế tóan hơn vi dụ như cuối tháng phải lập báo cáo tài chính chi nhánh, báo cáo thuế (các loại), các báo cáo cho các cơ quan chức năng khác cũng phải làm riêng cho công ty và chi nhánh, chứng từ cũng phải lưu riêng. Tuy nhiên, đối với các chi nhánh thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, đặc biệt là xưởng sản xuất nhiều hóa đơn đầu ra, đầu vào, nhiều chi phí, chứng từ cần kê khai thì nên thực hiện hạch toán độc lập. Liên hệ Đại lý thuế Việt An được tư vấn chi tiết.