Photo giáo trình sách có bị coi là vi phạm quyền tác giả?

Sao chép là quyền của chủ sở hữu quyền tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện việc tạo ra bản sao tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, bao gồm cả việc tạo ra bản sao dưới hình thức điện tử.  Sao chép ở đây được hiểu là việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao của tác phẩm hoặc bản ghi âm, ghi hình bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Photo là một hình thức sao chép tác phẩm của tác giả. Hiện nay, việc photo sách diễn ra rất phổ biến, nhất là ở các trường đại học, sinh viên sử dụng giáo trình photo để tiết kiệm chi phí. Vậy, theo quy định của pháp luật, photo giáo trình sách có bị coi là vi phạm quyền tác giả không? Sau đây, Luật Việt An sẽ giúp quý khách giải đáp thắc mắc này.

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

Ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả

Căn cứ khoản 1 Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ thì các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

  • Tự sao chép một bản đểnghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại. Quy định này không áp dụng trong trường hợp sao chép bằng thiết bị sao chép;
  • Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại;
  • Sử dụng hợp lý tác phẩm để minh họa trong bài giảng, ấn phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng nhằm mục đích giảng dạy. Việc sử dụng này có thể bao gồm việc cung cấp trong mạng máy tính nội bộ với điều kiện phải có các biện pháp kỹ thuật để bảo đảm chỉ người học và người dạy trong buổi học đó có thể tiếp cận tác phẩm này;
  • Sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước;
  • Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận, giới thiệu hoặc minh họa trong tác phẩm của mình; để viết báo, sử dụng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát sóng, phim tài liệu;
  • Sử dụng tác phẩm trong hoạt động thư viện không nhằm mục đích thương mại, bao gồm sao chép tác phẩm lưu trữ trong thư viện để bảo quản, với điều kiện bản sao này phải được đánh dấu là bản sao lưu trữ và giới hạn đối tượng tiếp cận theo quy định của pháp luật về thư viện, lưu trữ; sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép cho người khác phục vụ nghiên cứu, học tập; sao chép hoặc truyền tác phẩm được lưu giữ để sử dụng liên thông thư viện thông qua mạng máy tính, với điều kiện số lượng người đọc tại cùng một thời điểm không vượt quá số lượng bản sao của tác phẩm do các thư viện nói trên nắm giữ, trừ trường hợp được chủ sở hữu quyền cho phép và không áp dụng trong trường hợp tác phẩm đã được cung cấp trên thị trường dưới dạng kỹ thuật số;
  • Biểu diễn tác phẩm sân khấu, âm nhạc, múa và các loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hóa, hoạt động tuyên truyền cổ động không nhằm mục đích thương mại;
  • Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó, không nhằm mục đích thương mại;
  • Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng cá nhân, không nhằm mục đích thương mại;
  • Sao chép bằng cách đăng tải lại trên báo, ấn phẩm định kỳ, phát sóng hoặc các hình thức truyền thông khác tới công chúng bài giảng, bài phát biểu, bài nói khác được trình bày trước công chúng trong phạm vi phù hợp với mục đích thông tin thời sự, trừ trường hợp tác giả tuyên bố giữ bản quyền;
  • Chụp ảnh, ghi âm, ghi hình, phát sóng sự kiện nhằm mục đích đưa tin thời sự, trong đó có sử dụng tác phẩm được nghe thấy, nhìn thấy trong sự kiện đó;
  • Người khuyết tật nhìn, người khuyết tật không có khả năng đọc chữ in và người khuyết tật khác không có khả năng tiếp cận tác phẩm để đọc theo cách thông thường (sau đây gọi là người khuyết tật), người nuôi dưỡng,chăm sóc cho người khuyết tật, tổ chức đáp ứng điều kiện theo quy định của Chính phủ sử dụng tác phẩm theo quy định tại Điều 25a của Luật này.

Photo giáo trình sách có bị coi là vi phạm quyền tác giả không?

Theo quy định trên, việc sao chép tác phẩm chỉ không phải xin phép và không phải trả tiền nhuận bút, thù lao khi “Tự sao chép một bản để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại” với điều kiện là sao chếp không sử dụng thiết bị sao chép (máy photo) và “Sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân và không nhằm mục đích thương mại”.

Vì vậy, photo giáo trình sách nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, học tập cá nhân hay lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu không bị coi là vi phạm quyền tác giả. Các trường hợp khác không thuộc các trường hợp này sẽ phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm. Nếu không xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm thì sẽ vi phạm quyền tác giả.

Điều kiện để sử dụng tác phẩm trong các trường hợp này đó là người sử dụng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm đó, như trích dẫn hợp lý tác phẩm khi đề cập trong tác phẩm khác của mình.

Mục đích cá nhân theo quy định của pháp luật đang được hiểu tương đương với cụm từ “không nhằm mục đích thương mại”, có nghĩa là với những trường hợp xác định mục đích sử dụng là nhằm sinh lợi như cho thuê, người sử dụng sẽ không được hưởng quy định ngoại lệ không xâm phạm này. Quy định này vẫn còn một số nhược điểm khi chưa ngăn chặn được những trường hợp sử dụng chung, mượn để sao chép lại hoặc thậm chí là nhân bản với số lượng lớn nhưng không nhằm mục đích sinh lợi. Do vậy, thực tế hành vi sao chép này vẫn diễn ra và làm giảm giá trị của tác phẩm chứa đựng quyền tác giả trên thị trường, gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả.

Công ty Luật Việt An là một tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ uy tín về tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách có thắc mắc nào liên quan, xin vui lòng liên hệ với Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title