Quy định mới về chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 đã đưa ra 02 quy định mới liên quan đến chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Điều 95 với các nội dung đáng chú ý. Đặc biệt quy định mới liên quan đến chấm dứt hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đã đáp ứng được yêu cầu phải nội luật hóa để đáp ứng các nghĩa vụ liên quan đến cam kết của Việt Nam về Sở hữu trí tuệ tại Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) cũng như các điều ước quốc tế liên quan.

Quy định về nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực do sử dụng sai cách

Điều 95.1h Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 đã bổ sung thêm một cơ sở pháp lý quan trọng để chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ đăng ký nhãn hiệu. Theo đó, bên thứ ba có thể yêu cầu Cục Sở hữu trí tuệ chấm dứt hiệu lực nhãn hiệu đã đăng ký của người khác nếu việc sử dụng nhãn hiệu bởi chủ nhãn hiệu hoặc người được chủ nhãn hiệu cho phép sử dụng làm cho người tiêu dùng hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.

Lý do có quy định mới về nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực do sử dụng sai cách

Quy định mới này xuất phát từ yêu cầu phải nội luật hóa để đáp ứng nghĩa vụ tại khoản 3 Điều 12.22 Chương 12 về Sở hữu trí tuệ của EVFTA ghi nhận như sau: “Bất kỳ việc sử dụng nào đối với nhãn hiệu đã đăng ký của chủ sở hữu hoặc với sự đồng ý của chủ sở hữu đối với hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu đó đã đăng ký có thể gây nhầm lẫn cho công chúng, đặc biệt là về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ thì nhãn hiệu đó sẽ có khả năng bị đình chỉ hiệu lực hoặc bị cấm bởi pháp luật quốc gia liên quan”.

So sánh giữa quy định tại 95.1h Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2022 so với khoản 3 Điều 12.22 Chương 12 về Sở hữu trí tuệ của EVFTA

So với khoản 3 Điều 12.22 Chương 12 về Sở hữu trí tuệ của EVFTA, quy định tại Điều 95.1h có phạm vi áp dụng hẹp hơn nhiều. Cụ thể, theo Điều 95.1h, việc sử dụng sai cách nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực trong duy nhất các trường hợp:

  • Gây hiểu sai lệch về bản chất của hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Gây hiểu sai lệch về chất lượng của hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Gây hiểu sai lệch về nguồn gốc địa lý của hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu.

Trong khi đó, ba trường hợp nêu trên chỉ là các trường hợp điển hình theo tinh thần của khoản 3 Điều 12.22 Chương 12 về Sở hữu trí tuệ của EVFTA. Điều này vô hình trung giới hạn hoặc tước đi quyền của bên thứ ba trong việc yêu cầu chấm dứt hiệu lực của nhãn hiệu vì trên thực tế, hành vi sử dụng gây nhầm lẫn, gây hiểu sai lệch hết sức đa dạng, không chỉ giới hạn trong các hành vi gây nhầm lẫn về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý.

Ý nghĩa quy định mới về nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực do sử dụng sai cách

Có thể mới quy định mới tại Điều 95.1h Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đã thiết lập chế định quan trọng về nghĩa vụ, yêu cầu phải tuân thủ khi sử dụng nhãn hiệu nếu muốn duy trì hiệu lực nhãn hiệu của mình. Nó đã đưa ra được khung pháp lý trong một số trường hợp cụ thể như sau:

  • Sử dụng nhãn hiệu không đúng cách có thể khiến bạn rơi vào nguy cơ mất quyền đối với nhãn hiệu;
  • Không thể sử dụng nhãn hiệu theo bất kỳ cách thức nào mà bạn muốn dù cho nhãn hiệu của bạn đã đăng ký tại Việt Nam nếu có nguy cơ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác và nhãn hiệu của chử sở hữu bị chấm dứt hiệu lực;
  • Phải thận trọng với việc sử dụng nhãn hiệu sau khi đăng ký để không rơi vào trường hợp sử dụng nhãn hiệu gây gây hiểu sai lệch về bản chất, chất lượng hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ;

Tìm hiểu thêm về khái niệm” “sử dụng nhãn hiệu đúng cách”:

Trên thực tế pháp luật Việt Nam chưa có định nghĩa rõ ràng về “sử dụng nhãn hiệu đúng cách”. Tuy nhiên, Việt Nam là thành viên của Công ước Paris, để sử dụng nhãn hiệu đúng cách, có thể tham chiếu Điều 5.C.2 của Công ước, quy định về việc sử dụng nhãn hiệu như sau: “Việc chủ nhãn hiệu hàng hóa sử dụng nhãn hiệu theo mẫu khác biệt về chi tiết, nhưng không làm thay đổi tính phân biệt của nhãn hiệu theo mẫu đã được đăng ký tại một nước thành viên bất kỳ của Liên minh sẽ không dẫn tới việc đình chỉ đăng ký và không thể hạn chế sự bảo hộ đã dành cho nhãn hiệu”.

Theo đó, có thể biến đổi nhãn hiệu đã đăng ký khi sử dụng trong thực tế, nhưng sự biến đổi không được làm thay đổi bản chất của nhãn hiệu, “không làm thay đổi tính phân biệt của nhãn hiệu”, thì sẽ “không dẫn tới việc đình chỉ đăng ký và không thể hạn chế sự bảo hộ đã dành cho nhãn hiệu”. Sự thay đổi đối với nhãn hiệu (nếu có) phải nằm ở các yếu tố không có khả năng phân biệt đáng kể và (các) dấu hiệu được sử dụng trong thực tế và nhãn hiệu đã đăng ký phải cơ bản giống nhau. Vì vậy để đảm bảo quyền lợi của mình, chủ sở hữu nhãn hiệu cần thực hiện:

  • Tra cứu khả năng xung đột, xâm phạm nhãn hiệu nếu bạn dự định sử dụng nhãn hiệu khác với phiên bản đã đăng ký tại Việt Nam.
  • Nộp đơn đăng ký các phiên bản khác của nhãn hiệu đã đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ nếu chúng được đánh giá là khác biệt đáng kể so với mẫu nhãn hiệu đã đăng ký.

Quy định mới về nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu trở thành tên thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó

Để phù hợp với thực tế và cam kết của Việt Nam khi tham gia Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam (EVFTA), Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 bổ sung thêm căn cứ chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

Cụ thể, nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu nó trở thành tên thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó.

Ý nghĩa của quy định nhãn hiệu có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu trở thành tên thông thường của hàng hóa, dịch vụ đăng ký cho chính nhãn hiệu đó

  • Quy định bổ sung này tạo cơ sở pháp lý để giải quyết tình trạng/khả năng mà nhãn hiệu đã đăng ký sau một thời gian sử dụng sẽ mất khả năng phân biệt và trở thành tên gọi thông thường do sự phổ biến về mặt ngôn ngữ và những thay đổi trong nhận thức của công chúng.
  • Điều này có nghĩa rằng nhãn hiệu kể cả đã được công nhận bảo hộ và được cấp văn bằng nhưng vẫn có thể bị thách thức hiệu lực nếu có đủ cơ sở cho thấy nhãn hiệu trở nên thông thường và không còn khả năng đóng vai trò là chỉ dẫn nguồn gốc thương mại nữa. Ví dụ: “Vaseline” cho mỹ phẩm, “Maggi” cho nước chấm v.v.. đã từng là các nhãn hiệu được bảo hộ nhưng hiện nay trở thành tên gọi thông thường cho sản phẩm tại thị trường Việt Nam.
  • Nghĩa vụ chứng minh nhãn hiệu đăng ký trở thành tên gọi thông thường sẽ thuộc về bên yêu cầu chấm dứt hiệu lực.

Tuy nhiên, để có thể tránh được hậu quả của việc trở thành tên thông thường đối với nhãn hiệu đã được đăng ký và trở nên nổi tiếng, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể cân nhắc khi đăng ký và sử dụng nhãn hiệu như sau:

  • Sử dụng nhãn hiệu một cách thông minh, ví dụ, sử dụng theo phông chữ, màu sắc đã đăng ký, sử dụng biểu tượng TM hoặc ® ở góc trên bên phải nhãn hiệu khi đăng ký nhãn hiệu, luôn luôn sử dụng tên chung của sản phẩm ngay sau nhãn hiệu đã đăng ký;
  • Hướng dẫn thông qua quảng cáo, tờ rơi, v.v. để người tiêu dùng/chuỗi cung ứng như đại lý hoặc nhà phân phối biết đến việc sử dụng đúng của nhãn hiệu đã đăng ký;
  • Đảm bảo rằng nhãn hiệu của bạn không bị sử dụng/lạm dụng sử dụng bởi bất kỳ bên thứ ba mà không được sự cho phép chính thức của chủ sở hữu.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, phản đối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và nước ngoài xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

    Tin tức liên quan đến đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title