Quy định mới về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh

Quy định tại Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2024/TT-NHNN

Nhằm đáp ứng quy định mới về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh cập nhật theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (hiệu lực từ 1/7/2024), Thông tư mới số 19/2024/TT-NHNNN đã được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành sửa đổi bổ sung cho Thông tư 08/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ tháng 8 năm 2023. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cập nhật các quy định mới về điều kiện vay nước ngoài theo hình thức “tự vay – tự trả” được áp dụng từ năm 2024 mới đây.

Thông tin các thông tư quy định về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành

Tải về

Thông tư 08/2023/TT-NHNN
Ngày ban hành 30/06/2023
Ngày có hiệu lực 15/08/2023
Ngày bị sửa đổi bổ sung 01/07/2024
Văn bản bị thay thế Thông tư 12/2014/TT-NHNN
Thông tư 19/2024/TT-NHNN
Ngày ban hành 28/06/2024
Ngày có hiệu lực 01/07/2024
Văn bản bị sửa đổi bổ sung Thông tư 08/2023/TT-NHNN

Thông tư 12/2022/TT-NHNN

Văn bản được hướng dẫn Luật Các tổ chức tín dụng 2024 (hiệu lực từ 1/7/2024)

Pháp lệnh ngoại hối năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2013

Bổ sung về áp dụng quy định pháp luật liên quan đến điều kiện vay nước ngoài

Tại Điều 4 của Thông tư 08/2023/TT-NHNN nêu rõ việc áp dụng điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh phù hợp với các quy định pháp luật có liên quan như sau:

  • Bên đi vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu quốc tế: Ngoài việc đáp ứng điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, phải tuân thủ quy định của pháp luật về chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Bên đi vay là doanh nghiệp nhà nước: Ngoài việc đáp ứng điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Đây là quy định mới được bổ sung so với Thông tư 12/2014/TT-NHNN. Điều này nhằm đảm bảo các điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh không chỉ phù hợp với các quy định về vay nước ngoài, mà còn phù hợp với các quy định pháp luật khác có liên quan như về chào báo trái phiếu ra thị trường quốc tế, về sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp,…

Bổ sung thêm trường hợp về đồng tiền vay nước ngoài là đồng Việt Nam

Điều 7 Thông tư 12/2014/TT-NHNN cũ quy định chỉ có hai trường hợp cho phép bên đi vay được vay bằng đồng Việt Nam đó là:

  • Bên đi vay là tổ chức tài chính vi mô;
  • Bên đi vay là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vay từ nguồn lợi nhuận từ hoạt động đầu tư trực tiếp trên lãnh thổ Việt Nam của bên cho vay là nhà đầu tư nước ngoài góp vốn tại bên đi vay.

Tuy nhiên, đến Thông tư 08/2023/TT-NHNN, tại Điều 10 đã bổ sung thêm một trường hợp về khoản vay nước ngoài bằng đồng Việt Nam là bên đi vay rút vốn, trả nợ bằng đồng ngoại tệ và nghĩa vụ nợ của khoản vay được xác định bằng đồng Việt Nam.

Quy định mới về mục đích vay nước ngoài

Thông tư 12/2014/TT-NHNN chỉ quy định điều kiện chung về mục đích của khoản vay nước ngoài, bao gồm:

  • Để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài
  • Cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài của bên đi vay mà không làm tăng chi phí vay.

Tuy nhiên, đến Thông tư 08/2023/TT-NHNN, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2024/TT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước đã quy định cụ thể về mục đích vay nước ngoài đối với trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và trường hợp bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể:

Trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Bên đi vay vay ngắn và trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau đây:

  • Bổ sung nguồn vốn phục vụ hoạt động cấp tín dụng theo tăng trưởng tín dụng của bên đi vay;
  • Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.

Trường hợp bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Mục đích vay ngắn hạn nước ngoài:

  • Bên đi vay chỉ được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài và thanh toán các khoản nợ ngắn hạn phải trả bằng tiền (không bao gồm các khoản nợ gốc của khoản vay trong nước) của bên đi vay.
  • Ngoài ra, bên đi vay thuộc đối tượng phải đảm bảo các chỉ tiêu an toàn tài chính được sử dụng vốn vay ngắn hạn nước ngoài để phục vụ hoạt động nghiệp vụ của bên đi vay có thời hạn sử dụng vốn không quá 12 tháng kể từ thời điểm rút vốn khoản vay nước ngoài.

Mục đích vay trung, dài hạn nước ngoài: Chỉ được vay trung, dài hạn nước ngoài để phục vụ các mục đích sau:

  • Thực hiện dự án đầu tư của bên đi vay;
  • Thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay;
  • Cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay.

Quy định mới về giới hạn vay

Giới hạn vay đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Điều 15 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2024/TT-NHNN quy định về giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài như sau:

  • Bên đi vay chỉ được vay ngắn hạn nước ngoài trong trường hợp đáp ứng giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài tại thời điểm 31/12 của năm liền trước thời điểm phát sinh khoản vay.
  • Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài là tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ, áp dụng với các đối tượng cụ thể như sau:
    • 30% đối với ngân hàng thương mại;
    • 150% đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng khác.

Giới hạn vay ngắn hạn nước ngoài

Đây là quy định mới so với Thông tư 12/2014/TT-NHNN khi lần đầu quy định về giới hạn vay. Điều này cho thấy những yêu cầu khắt khe, chặt chẽ hơn về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, trong đó có quy định về tỷ lệ tối đa tổng dư nợ gốc của các khoản vay ngắn hạn nước ngoài tính trên vốn tự có riêng lẻ.

Lưu ý, giới hạn khoản vay này không áp dụng trong trường hợp khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Theo đó, quy định mới tại Thông tư 19/2024/TT-NHNN đã giải thích cách hiểu về khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành Thư tín dụng n của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (ngân hàng phát hành) như sau:

  • Là khoản vay hình thành từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng trả chậm có điều khoản thanh toán trả ngay hoặc trả trước ngày đến hạn thư tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng.
  • Trong đó, ngân hàng phát hành (bên đi vay) nhận khoản tín dụng từ ngân hàng hoàn trả (bên cho vay) là người không cư trú khi ngân hàng hoàn trả thanh toán cho bên thụ hưởng bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả trước ngày đến hạn thư tín dụng theo thỏa thuận tại thư tín dụng

Giới hạn vay đối với bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Điều 18 Thông tư 08/2023/TT-NHNN quy định về giới hạn vay nước ngoài bao gồm các trường hợp như sau:

giới hạn vay nước ngoài bao gồm các trường hợp

Vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư

  • Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư phải thỏa mãn điều kiện số dư nợ gốc của các khoản vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho dự án đầu tư tối đa không vượt quá giới hạn vay vốn của dự án đầu tư.
  • Lưu ý: Giới hạn vay vốn của dự án đầu tư là phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư của dự án đầu tư và vốn góp của nhà đầu tư ghi nhận tại Giấy chứng nhận đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư.

Vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh

Trường hợp vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay thì số dư nợ vay trung, dài hạn trong nước và nước ngoài của bên đi vay (bao gồm cả các khoản vay ngắn hạn được gia hạn và ngắn hạn quá hạn thành trung, dài hạn) phục vụ cho mục đích này không vượt quá tổng nhu cầu vốn vay tại phương án sử dụng vốn vay nước ngoài đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Vay nước ngoài để thực hiện cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài của bên đi vay

  • Theo đó, số tiền vay nước ngoài phục vụ mục đích cơ cấu lại khoản nợ nước ngoài tối đa không vượt quá tổng giá trị dư nợ gốc, số tiền lãi, phí chưa thanh toán của khoản nợ nước ngoài hiện hữu và phí của khoản vay mới được xác định tại thời điểm cơ cấu.
  • Trường hợp khoản vay nước ngoài mới là khoản vay trung, dài hạn, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày rút vốn khoản vay mới, bên đi vay phải thực hiện việc trả nợ khoản vay nước ngoài hiện hữu để sau thời gian 05 ngày làm việc nêu trên, bên đi vay đảm bảo các giới hạn vay vốn.

Cần lưu ý: Các khoản vay ngắn hạn nước ngoài không phải tuân thủ quy định về giới hạn vay nước ngoài đối với trường hợp: vay nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư; vay nước ngoài để thực hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh, dự án khác của bên đi vay.

Có thể thấy, nếu như Thông tư 12/2014/TT-NHNN chỉ quy định về mục đích của khoản vay nước ngoài để thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh, dự án đầu tư sử dụng vốn vay nước ngoài, cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài thì đến Thông tư 08/2023/TT-NHNN còn bổ sung cụ thể các giới hạn đối với các khoản vay. Quy định giới hạn này chủ yếu hướng đến các trường hợp bên đi vay không phải là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài với các khoản vay trung và dài hạn.

Quy định mới về khoản vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm

Điều 5 Thông tư 08/2023/TT-NHNN đã bổ sung quy định, bên đi vay vay nước ngoài dưới hình thức nhập khẩu hàng hóa trả chậm không phải tuân thủ các điều kiện vay nước ngoài mà chịu trách nhiệm tuân thủ quy định hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với việc vay, trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, các quy định của pháp luật về thương mại, quản lý ngoại thương.

Tuy nhiên, cần lưu ý quy định mới được sửa đổi tại 19/2024/TT-NHNN. Theo đó, khi thực hiện khoản vay nước ngoài để thanh toán hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm phục vụ thực hiện dự án đầu tư hoặc kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay:

  • Mục đích vay nước ngoài của bên đi vay được xác định nhằm thực hiện dự án đầu tư hoặc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án khác của bên đi vay theo quy định tại Điều 17 Thông tư;
  • Bên đi vay được loại trừ dư nợ vay trung dài hạn nước ngoài bằng hàng phát sinh từ hợp đồng nhập khẩu hàng hóa trả chậm khi tính toán giới hạn vay nước ngoài quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 18 Thông tư.

Quy định tỉ lệ đảm bảo an toàn đối với bên đi vay là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Nhằm kiểm soát, bảo đảm an toàn, phòng tránh rủi ro đối với các giao dịch khoản vay nước ngoài, đồng thời để phù hợp với các quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Điều 16 Thông tư 08/2023/TT-NHNN, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 19/2024/TT-NHNN đã có những quy định mới về tỉ lệ đảm bảo an toàn. Quy định này chỉ được đặt ra với trường hợp bên đi vay là tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Cụ thể:

Đối với khoản vay ngắn hạn nước ngoài

Khi vay ngắn hạn nước ngoài hoặc thực hiện khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài:

  • Bên đi vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về các tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Luật Các tổ chức tín dụng.
  • Tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận thay đổi tăng giá trị khoản vay nước ngoài.

Đối với khoản vay trung, dài hạn nước ngoài

Khi vay trung, dài hạn nước ngoài, bên đi vay có trách nhiệm tuân thủ tỷ lệ bảo đảm an toàn tại Luật Các Tổ chức tín dụng tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày ký thỏa thuận vay nước ngoài, thỏa thuận thay đổi tăng giá trị khoản vay nước ngoài đến thời điểm cuối tháng gần nhất trước thời điểm gửi đầy đủ hồ sơ đối với việc vay trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:

  • Khoản vay trung, dài hạn nước ngoài đủ điều kiện được tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và việc thực hiện khoản vay này giúp tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đáp ứng các quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn;
  • Bên đi vay vay nước ngoài dưới hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế có trách nhiệm tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các tỷ lệ bảo đảm an toàn quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng tại các thời điểm cuối của 03 tháng gần nhất trước ngày nộp hồ sơ đăng ký khoản phát hành;
  • Bên đi vay là tổ chức tín dụng hỗ trợ theo phương án phục hồi đã được phê duyệt, tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt thực hiện tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định cho các nhóm đối tượng này tại Luật Các tổ chức tín dụng.

Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài

Thế nào là khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh?

Khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh (sau đây gọi là “vay nước ngoài tự vay, tự trả”) là việc bên đi vay thực hiện vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự chịu trách nhiệm trả nợ với bên cho vay nước ngoài.

Sử dụng vốn vay nước ngoài phải đảm bảo những nguyên tắc gì?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 08/2023/TT-NHNN khi sử dụng vốn vay nước ngoài cần phải đảm bảo những nguyên tắc sau:

  • Bên đi vay chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc sử dụng vốn vay theo quy định pháp luật;
  • Bên đi vay có thể sử dụng nguồn vốn đã rút nhưng chưa sử dụng cho các mục đích khác để gửi tại các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam với kỳ hạn gửi tối đa không quá 01 tháng.

Giới hạn khoản vay ngắn hạn nước ngoài có áp dụng hoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng không?

Theo Thông tư 19/2024/TT-NHNN, quy định về giới hạn khoản vay ngắn hạn nước ngoài không áp dụng trong trường hợp khoản vay nước ngoài phát sinh từ nghiệp vụ phát hành thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Việc giao kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp nào?

Thỏa thuận vay nước ngoài phải được giao kết bằng văn bản trước hoặc vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài.

Việc giao kết thỏa thuận vay nước ngoài vào ngày rút vốn khoản vay nước ngoài chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:

  • Khoản vay ngắn hạn nước ngoài với điều kiện việc giải ngân khoản vay thực hiện sau khi các bên giao kết thỏa thuận vay;
  • Khoản vay nước ngoài phát sinh từ việc chuyển số tiền thực hiện chuẩn bị đầu tư của các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thành vốn vay nước ngoài theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối đối với hoạt động vay trả nợ nước ngoài và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
  • Khoản vay nước ngoài ngắn hạn phát sinh từ các nghiệp vụ thư tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về điều kiện vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh, thủ tục đăng ký khoản vay nước ngoài xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title