Quy định pháp lý về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending)

Thời gian qua, việc ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng đã cho ra đời nhiều sản phẩm, dịch vụ mới, trong đó có ứng dụng cho vay ngang hàng (sau đây gọi là P2P Lending). Vậy ở Việt Nam hiện nay, quy định pháp lý về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) được quy định như thế nào? Sau đây, Luật Việt An sẽ cập nhật một số thông tin cho khách hàng.

Cho vay ngang hàng (P2P Lending) là gì?

Hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) được thiết kế và xây dựng trên nền tảng công nghệ số, kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay (nhà đầu tư) mà không thông qua trung gian tài chính.

Theo đó, toàn bộ hoạt động vay, trả nợ (gốc, lãi) giữa người đi vay và người cho vay được nền tảng giao dịch trực tuyến của công ty vận hành nền tảng ghi nhận và lưu trữ bằng các bản ghi điện tử, số hóa trên hệ thống cơ sở dữ liệu của công ty P2P Lending, được đăng tải cho khách hàng đăng ký tham gia nền tảng truy cập.

  • Với đặc thù nêu trên, hoạt động P2P Lending có thể góp phần hỗ trợ phổ cập tài chính, mở rộng khả năng và tạo thêm kênh tiếp cận nguồn lực tài chính, cách thức cho vay đối với nền kinh tế nhất là đối với các đối tượng yếu thế trong xã hội (có khả năng tiếp cận internet); qua đó có thể góp phần đẩy lùi tình trạng “tín dụng đen”.
  • Tuy nhiên, hoạt động P2P Lending cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro (rủi ro cho vay, rủi ro thông tin, rủi ro phòng chống rửa tiền, rủi ro an ninh mạng…) có thể tác động bất lợi, bất ổn đến an sinh xã hội.

Khung pháp lý điều chỉnh về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) ở Việt Nam

Tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện công ty hoạt động giống mô hình P2P Lending từ năm 2016 với trang huydong.com. Kể từ đó, nhiều công ty P2P Lending khác đã dần đi vào hoạt động, như Tima, SHA, Mobivi, Vaymuon.vn, Mofin… Tuy nhiên pháp luật Việt Nam hiện nay chưa có quy định pháp lý cụ thể về hoạt động P2P Lending mà mới chỉ trong giai đoạn xây dựng, lấy ý kiến để ban hành.

Trước đây, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 không có quy định điều chỉnh về hoạt động cho vay ngân hàng. Do đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn số 5228/NHNN-CSTT năm 2019 về hoạt động cho vay ngang hàng nhằm đưa ra một số khuyến nghị cho các tổ chức tín dụng để đảm bảo an toàn hệ thống.

Mới đây, Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 ra đời đã có quy định tại Điều 106 về Chính phủ quy định chi tiết cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Nhằm hiện thực hóa quy định này, hiện nay, Chính phủ đang lấy ý kiến dự thảo lần 2 Nghị định quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng, trong đó có quy định về hoạt động cho vay ngang hàng.

Nội dung chủ yếu của quy định pháp lý về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending) trong dự thảo Nghị định

Khái niệm

Theo Khoản 6 Điều 3 của dự thảo Nghị định, cho vay ngang hàng (Peer to peer Lending hay P2P Lending) là hoạt động cho vay trên nền tảng công nghệ được thiết kế và thực hiện dựa trên ứng dụng công nghệ tài chính do công ty cho vay ngang hàng thực hiện với vai trò trung gian kết nối người đi vay với người cho vay.

Cho vay ngang hàng chính là một trong những giải pháp Fintech trong lĩnh vực ngân hàng được phép thử nghiệm tại cơ chế thử nghiệm, bên cạnh những giải pháp như cấp tín dụng trên nền tảng công nghệ, chấm điểm tín dụng, ứng dụng công nghệ chuỗi khối, sổ cái phân tán,…

Các hoạt động không được thực hiện

Công ty cho vay ngang hàng trong quá trình tham gia Cơ chế thử nghiệm không được thực hiện các hành vi sau:

  • Cung cấp biện pháp bảo đảm tiền vay;
  • Cung cấp dịch vụ môi giới thông tin cho việc vay tiền phục vụ hoạt động đầu tư cổ phiếu và các hoạt động mang tính rủi ro cao khác;
  • Sử dụng trái phép nguồn tiền từ khách hàng;
  • Các nhân sự sáng lập, quản lý điều hành tham gia vay, cho vay và là bên bảo đảm hoặc bảo lãnh qua giải pháp Fintech do mình vận hành, lợi dụng ưu thế quản lý, điều hành làm thay đổi các thông tin qua giải pháp Fintech, thực hiện hành vi lừa đảo, gian lận, chiếm đoạt tài sản của khách hàng;
  • Nhân sự quản lý, điều hành Công ty cho vay ngang hàng đồng thời là chủ sở hữu, nhân sự quản lý, điều hành của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ tài chính, tín dụng, cầm đồ, kinh doanh đa cấp, là chủ các dây hụi, họ hoặc đang làm trong lĩnh vực ngân hàng, kinh doanh các lĩnh vực liên quan đến trung gian thanh toán, ví điện tử.

Các quy định này nhằm bảo vệ tính minh bạch, giảm thiểu rủi ro cho người vay và người cho vay, đồng thời đảm bảo hoạt động cho vay ngang hàng trong khuôn khổ pháp lý chặt chẽ và rõ ràng.

Điều kiện của công ty cho vay ngang hàng

Công ty cho vay ngang hàng phải có Giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm.

Để được cấp giấy phép này, công ty cho vay ngang hàng phải đáp ứng điều kiện sau:

  • Là pháp nhân được thành lập và hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Không đang trong quá trình chia, tách, sáp nhập, chuyển đổi, tạm ngừng kinh doanh, giải thể, phá sản;
  • Tại Giấy phép thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không có nội dung hoạt động kinh doanh dịch vụ cầm đồ.
  • Người đại diện theo pháp luật, Tổng giám đốc (Giám đốc) của công ty Fintech đăng ký tham gia Cơ chế thử nghiệm không có án tích, không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và an ninh mạng.

công ty cho vay ngang hàng phải đáp ứng điều kiện

Điều kiện của giải pháp cho vay ngang hàng

Giải pháp cho vay ngang hàng tham gia cơ chế thử nghiệm thỏa mãn các tiêu chí:

  • Là giải pháp mà nội dung kỹ thuật và nghiệp vụ hoàn toàn chưa được quy định tại bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào hoặc quy định pháp lý hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho việc triển khai, áp dụng;
  • Là giải pháp có tính đổi mới sáng tạo, đem lại lợi ích, giá trị gia tăng cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam, đặc biệt là các giải pháp hỗ trợ và thúc đẩy mục tiêu phổ cập tài chính;
  • Là giải pháp đã thiết kế, xây dựng được khung quản lý rủi ro, hạn chế tác động tiêu cực tới hệ thống ngân hàng và hoạt động ngân hàng – tiền tệ – ngoại hối; đã xây dựng phương án hợp lý về xử lý, khắc phục các rủi ro xảy ra trong quá trình thử nghiệm phù hợp;
  • Là giải pháp đã được tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm thực hiện các biện pháp rà soát, đánh giá đầy đủ, trên các khía cạnh hoạt động và chức năng, công dụng, tính hữu ích;
  • Là giải pháp có tính khả thi để có thể cung ứng ra thị trường sau khi hoàn thành quá trình thử nghiệm.

Trình tự, thủ tục xin Giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm

Trình tự, thủ tục xin Giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm

  • Công ty cho vay ngang hàng tham gia cơ chế thử nghiệm nộp hồ sơ đến Ngân hàng Nhà nước.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Ngân hàng Nhà nước có văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
  • Trong thời hạn 60 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác nhận đã nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ liên quan tiến hành thẩm định hồ sơ bao gồm cả việc kiểm tra tại chỗ (nếu cần thiết).
  • Sau khi thời gian thẩm định quy định, Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm đối với tổ chức có hồ sơ đáp ứng các điều kiện và tiêu chí theo quy định

Lưu ý: Trong thời hạn 90 ngày làm việc, kể từ ngày được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy chứng nhận tham gia cơ chế thử nghiệm, công ty cho vay ngang hàng tiến hành thử nghiệm giải pháp Fintech trong phạm vi được quy định. Ngân hàng Nhà nước sẽ quyết định phạm vi hoạt động của các giải pháp bao gồm, nhưng không giới hạn một hoặc một số yếu tố sau: Về địa lý, về hạn mức giao dịch, về số lượng khách hàng tham gia sử dụng giải pháp; và không thay đổi trong thời gian thử nghiệm.

Dự thảo Nghị định quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến để được thông qua ban hành. Nếu quy định này được thông qua, đây sẽ là một bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho ngành fintech tại Việt Nam nói chung và cho vay ngang hàng nói riêng, giúp nâng cao tính minh bạch và bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong lĩnh vực cho vay ngang hàng.

Trên đây là cập nhật một số thông tin quy định pháp lý về hoạt động cho vay ngang hàng (P2P Lending). Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO