Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp theo Thông tư 13

Lý lịch tư pháp là lý lịch về án tích của người bị kết án bằng bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và về việc cấm cá nhân đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Mới đây, Bộ Tư pháp đã ban hành những quy định mới về chức danh nghề nghiệp trong Lý lịch tư pháp. Sau đây, Luật Việt An sẽ cập nhật quy định về chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ năm 2025.

Phiếu lý lịch tư pháp là gì?

Theo Khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009, được sửa đổi bổ sung năm 2020, phiếu lý lịch tư pháp là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích, bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

Theo đó, Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp là cơ quan tiếp nhận Lý lịch tư pháp, cung cấp thông tin lý lịch tư pháp cho Sở Tư pháp cũng như lập Lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo thẩm quyền. Hoạt động này thường được thực hiện bởi viên chức trong lĩnh vực lý lịch tư pháp.

Các mã số chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp

Theo Khoản 3 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, “Hạng chức danh nghề nghiệp” là cấp độ thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của viên chức trong từng lĩnh vực nghề nghiệp. Trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành về hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, các Bộ quản lý chức danh nghề nghiệp viên chức quy định cụ thể.

Các mã số chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp

Theo đó, đối với viên chức thực hiện công việc trong lĩnh vực lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia thuộc Bộ Tư pháp, Thông tư 13/2024/TT-BTP quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp như sau:

  • Viên chức lý lịch tư pháp hạng I – Mã số: V.01.01.01
  • Viên chức lý lịch tư pháp hạng II – Mã số: V.01.01.02.
  • Viên chức lý lịch tư pháp hạng III – Mã số: V.01.01.03.

Viên chức lý lịch tư pháp phải tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Luật trở lên

Theo Điều 4 Thông tư 13/2024/TT-BTP, tiêu chuẩn chung về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp bao gồm:

  • Tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp theo nội dung chương trình của Bộ Tư pháp.

Như vậy, viên chức lý lịch tư pháp phải tốt nghiệp đại học trở lên chuyên ngành Luật và phải có chứng chỉ chức danh nghề nghiệp. Theo đó, Học viện Tư pháp là cơ quan xây dựng chương trình, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp.

Ngoài ra, viên chức lý lịch tư pháp cũng phải đáp ứng các tiêu chuẩn về đạo đức nghề nghiệp như:

  • Có tinh thần trách nhiệm, trung thực, khách quan, tận tụy với công việc; thực hiện đúng quy chế, nội quy của cơ quan, đơn vị.
  • Tuân thủ quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục trong thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, bảo vệ, khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp và cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
  • Thực hiện nghiêm quy định về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, bảo đảm tôn trọng bí mật đời tư của cá nhân, tạo thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp theo đúng quy định của pháp luật và quy định của cơ quan, tổ chức.
  • Chủ động, sáng tạo đề xuất giải pháp, sáng kiến trong công tác lý lịch tư pháp.

Nhiệm vụ của Viên chức Lý lịch tư pháp

Nhiệm vụ của Viên chức Lý lịch tư pháp được quy định cụ thể tùy từng hạng theo Khoản 1 của Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 13/2024/TT-BTP quy định về chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ năm 2025. Cụ thể:

Hạng I

Viên chức hạng I là cấp cao nhất trong hệ thống lý lịch tư pháp, có thể tham gia vào việc xây dựng chính sách, kiểm tra, giám sát các quy trình, hoặc giải quyết các vấn đề pháp lý phức tạp liên quan đến lý lịch tư pháp, như:

  • Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp, cấp Phiếu lý lịch tư pháp; kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ của Viên chức lý lịch tư pháp hạng II, Viên chức lý lịch tư pháp hạng III theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
  • Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lý lịch tư pháp, xây dựng tài liệu, nội dung hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng II, Viên chức lý lịch tư pháp hạng III;
  • Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án, văn bản, quy chế, quy định, quy trình kỹ thuật về lý lịch tư pháp;…

Hạng II

Viên chức hạng II thường đảm nhận các nhiệm vụ chuyên môn quan trọng nhưng không phải ở cấp độ cao nhất như hạng I. Đây là cấp bậc trung gian giữa hạng I và hạng III. Các viên chức hạng II sẽ thực hiện các nhiệm vụ có mức độ khó khăn trung bình, bao gồm:

  • Kiểm tra, kiểm soát kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng, quản lý, sử dụng, khai thác Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp của Viên chức lý lịch tư pháp hạng III theo sự phân công của cấp có thẩm quyền; đề xuất việc chỉnh sửa, hủy bỏ dữ liệu, thông tin có sai sót, đề xuất việc cấp, từ chối cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về lý lịch tư pháp đối với Viên chức lý lịch tư pháp hạng III và cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;…

Hạng III

Viên chức hạng III là cấp bậc thấp nhất trong hệ thống lý lịch tư pháp. Đây là vị trí dành cho những người mới bắt đầu sự nghiệp hoặc có kinh nghiệm ít hơn so với các viên chức hạng I và II. Do đó, nhiệm vụ của họ chủ yếu thực hiện các công việc hỗ trợ, tiếp nhận theo yêu cầu, như:

  • Thực hiện tiếp nhận, kiểm tra, phân loại, xử lý, cung cấp, rà soát thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; tra cứu, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu để cấp Phiếu lý lịch tư pháp; lập, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp bằng văn bản giấy;
  • Thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp;
  • Tham gia hướng dẫn nghiệp vụ về lý lịch tư pháp cho cá nhân, cơ quan, tổ chức theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, viên chức hạng III là chủ thể trực tiếp thực hiện tiếp nhận, giải quyết hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.

Năng lực chuyên môn nghiệp vụ đối với Viên chức lý lịch tư pháp

Viên chức lý lịch tư pháp cần đáp ứng năng lực chuyên môn chung, là nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác lý lịch tư pháp. Đây là cơ sở để viên chức Lý lịch tư pháp có thể thực hiện tốt các nhiệm vụ, hoàn thành công việc.

Ngoài ra, tùy từng hạng viên chức, mà cần phải đáp ứng các điều kiện sau theo Khoản 1 của Điều 5, Điều 6 và Điều 7 Thông tư 13/2024/TT-BTP:

Hạng I

  • Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ;
  • Có năng lực tổ chức, xây dựng nội dung và thực hiện nhiệm vụ;
  • Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, đánh giá để thực hiện nhiệm vụ;
  • Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Hạng II

  • Có năng lực, kỹ năng tham mưu, đề xuất, soạn thảo văn bản, tổ chức, phối hợp triển khai và giải quyết công việc để thực hiện nhiệm vụ;
  • Có năng lực hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện nhiệm vụ;
  • Có năng lực phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ

Hạng III

  • Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ;
  • Có kỹ năng phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan khi thực hiện nhiệm vụ

Như vậy, so với hạng I và hạng II, viên chức hạng III không phải đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về năng lực tổ chức, xây dựng nội dung và thực hiện nhiệm vụ cũng như năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, đánh giá. Đây có thể là những người mới vào nghề hoặc đang học hỏi thêm về công tác lý lịch tư pháp nên yêu cầu không quá khắt khe.

Khi nào được xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp?

“Thăng hạng chức danh nghề nghiệp” là việc viên chức được bổ nhiệm giữ chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn trong cùng một lĩnh vực nghề nghiệp (Khoản 4 Điều 2 Nghị định 115/2020/NĐ-CP). Đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp, để được thăng hạng, cần đáp ứng các yêu cầu tại Thông tư 14/2024/TT-BTP như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện chung

Theo Điều 3 Thông tư 14/2024/TT-BTP, để được xét thăng hạng đối với chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp, cần đáp ứng điều kiện sau:

  • Đáp ứng tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp và tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp.
  • Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia có nhu cầu vị trí việc làm của chức danh viên chức dự xét thăng hạng;
  • Được cấp có thẩm quyền cử tham dự xét thăng hạng.

Ngoài ra, cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 32 Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2023/NĐ-CP như sau:

  • Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm công tác liền kề trước năm dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật; không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật;
  • Có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để đảm nhận chức danh nghề nghiệp ở hạng cao hơn liền kề hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp;
  • Đáp ứng yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ và yêu cầu khác của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.
  • Đáp ứng yêu cầu về thời gian công tác tối thiểu giữ chức danh nghề nghiệp hạng dưới liền kề theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp dự xét thăng hạng.

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng II lên hạng I

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng II lên hạng I

Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện chung, viên chức được dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng I, mã số V.01.01.01 khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Chức danh nghề nghiệp: Đang giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng II – mã số V.01.01.02 tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
  • Năng lực, chuyên môn: Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng I – mã số V.01.01.01.
  • Thời gian giữ chức danh: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng II mã số V.01.01.02 từ đủ 06 năm trở lên.
  • Nhiệm vụ đã thực hiện: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng II, chuyên viên chính và tương đương đã thực hiện một trong các nhiệm vụ của hạng I và có quyết định hoặc xác nhận bằng văn bản về việc thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền.

Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng III lên hạng II

Ngoài tiêu chuẩn, điều kiện chung, viên chức được xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng II, mã số V.01.01.02 khi đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:

  • Chức danh nghề nghiệp: Đang giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng III – mã số V.01.01.03 tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
  • Năng lực, chuyên môn: Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng II – mã số V.01.01.02.
  • Thời gian giữ chức danh: Có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng III mã số V.01.01.03 từ đủ 09 năm trở lên.
  • Nhiệm vụ đã thực hiện: Trong thời gian giữ chức danh nghề nghiệp Viên chức lý lịch tư pháp hạng III, chuyên viên và tương đương đã thực hiện một trong các nhiệm vụ của hạng II và có quyết định hoặc xác nhận bằng văn bản về việc thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, thời gian giữ chức danh để được thăng hạng từ hạng III lên hạng II so với thăng hạng từ hạng II lên hạng I là dài hơn (cụ thể là 9 năm).

Trên đây là quy định về chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ năm 2025 tại Thông tư 13/2024/TT-BTP và Thông tư 14/2024/TT-BTP. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO