Khắt khe về điều kiện xin cấp giấy phép lao động

Giấy phép lao động là giấy tờ cần có để người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, trừ các trường hợp được miễn giấy phép lao động. Việc xin giấy phép lao động không những giúp đảm bảo quyền lợi cho người lao động nước ngoài mà còn hạn chế rủi ro pháp lý đối với người sử dụng lao động. Tuy nhiên, quy định pháp luật nước ta hiện nay khá khắt khe về điều kiện xin cấp giấy phép lao động. Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, mời Quý khách hàng theo dõi bài viết dưới đây của Luật Việt An.

Khắt khe về điều kiện xin cấp giấy phép lao động

Khái quát về giấy phép lao động

Đối tượng xin cấp giấy phép lao động

Người nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam phải có giấy phép lao động, chỉ trừ một số trường hợp được miễn giấy phép theo quy định tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 và quy định hướng dẫn tại Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP).

Ví dụ các trường hợp được miễn:

  • Là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn từ 3 tỷ đồng trở lên.
  • Là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.
  • Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.Là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
  • Trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  • Người nước ngoài kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.

Điều kiện để người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Cũng như các quốc gia khác, các vấn đề liên quan đến người nước ngoài nhập cảnh, cư trú, học tập và làm việc tại Việt Nam luôn được kiểm soát chặt chẽ. Do đó, khi người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam cần đáp ứng đủ các điều kiện về sức khoẻ, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, … được liệt kê tại Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

  • Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;
  • Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam
  • giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật này.

Khắt khe về điều kiện xin cấp giấy phép lao động

Với những quy định ngặt nghèo và thiếu thực tế hiện nay các quy định về điều kiện xin giấy phép lao động tại Việt Nam có những quy định rất khắt khe làm hạn chế khả năng xin giấy phép lao động cho người nước ngoài có trình độ mà hiện tại nguồn nhân lực của Việt Nam còn thiếu.

Thứ nhất, về kinh nghiệm của người lao động nước ngoài

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Điểm b Khoản 5 Điều 1 Nghị định 70/2023/NĐ-CP) thì để được cấp giấy phép lao động thì người nước ngoài phải có các giấy tờ chứng minh về trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc của mình theo yêu cầu tại Điều 3 Nghị định này như sau:

  • Đối với chuyên gia là người lao động nước ngoài, đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
    • Tốt nghiệp đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
    • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm và có chứng chỉ hành nghề phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam;
    • Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
  • Đối với lao động kỹ thuật là người lao động nước ngoài, đáp ứng một trong những điều kiện sau:
    • Được đào tạo ít nhất 1 năm và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.
    • Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm làm công việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

Trên thực tế Việt Nam cần sử dụng các nhân sự là người nước ngoài đối với những người có trình độ chuyên môn cao mà Việt Nam chưa đáp ứng hoặc chưa được đào tạo, nhưng với quy định hiện nay các lao động nước ngoài dù có tốt nghiệp các trường đại học danh giá nhất thế giới vẫn không đáp ứng điều kiện xin giấy phép lao động làm việc tại Việt Nam nếu không chứng minh được số năm kinh nghiệm như trên.

Trong khi đó có những trường hợp được xác nhận kinh nghiệm mang tính hình thức chưa xác định được mức độ đào tạo cụ thể do ai kiểm chứng vẫn đủ điều kiện xin cấp giấy phép lao động.

Ngoài ra, đối với lao động là giao viên dạy ngoại ngữ (chuyên gia) cũng phải chứng minh 05 năm kinh nghiệm giảng dạy tại nước ngoài trong khi đó nhu cầu giáo viên dạy ngoại ngữ của Việt Nam là cần những người thành thạo ngôn ngữ của họ mà giáo viên dạy ngoại ngữ Việt Nam không đáp ứng được. Chúng tôi thiết nghĩ họ có bằng cấp sư phạm là hoàn toàn đáp ứng nhu cầu giảng dạy ngoại ngữ tại Việt Nam.

Với những quy định ngặt nghèo và thiếu thực tế hiện nay các quy định về điều kiện xin giấy phép lao động tại Việt Nam có những quy định rất khắt khe làm hạn chế khả năng xin giấy phép lao động cho người nước ngoài có trình độ mà hiện tại nguồn nhân lực của Việt Nam còn thiếu.

Thứ hai, xin giấy phép lao động khi về Việt Nam ngắn ngày

Trong trường hợp người lao động nước ngoài về Việt Nam ngắn ngày thì vẫn phải xin giấy phép lao động. Tuy nhiên, vấn đề bất cập chính là hồ sơ xin giấy phép lao động buộc phải có phiếu lý lịch tư pháp của địa phương.

Trong khi đó, vì thời gian quá ngắn nên nhiều cơ quan chức năng đã từ chối cấp lý lịch tư pháp. Thực tế cho thấy với người nước ngoài chỉ khi cư trú một thời gian nhất định như quy định trước đây là 06 tháng nếu đã cung cấp được lý lịch tư pháp tại nước họ chưa quá 06 tháng đến ngày nộp hồ sơ là đã đủ điều kiện xin cấp giấy phép lao động thì sẽ hợp lý hơn.

Thứ ba, về thủ tục xin xác nhận miễn giấy phép lao động

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, đối tượng là người lao động nước ngoài thuộc trường hợp di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới, bao gồm: kinh doanh, thông tin, xây dựng, phân phối, giáo dục, môi trường, tài chính, y tế, du lịch, văn hóa giải trí và vận tải thì được miễn giấy phép lao động.

Tuy nhiên, người lao động cũng như người sử dụng lao động buộc phải thực hiện thủ tục xác nhận người lao động nước ngoài không thuộc diện cấp giấy phép lao động tại cơ quan có thẩm quyền

Vấn đề đặt ra là trong trường hợp công ty, nhất là các công ty đa quốc gia gửi nhân viên nước ngoài đến Việt Nam trong một thời gian ngắn để thực hiện các công việc thuộc trường hợp được miễn giấy phép lao động nhưng lại phải xin xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Điều này là rất không thực tế vì thủ tục hành chính rườm ra, thời gian xử lý hồ sơ lâu trong khi đó họ chỉ ở Việt Nam một vài ngày hoặc một vài tuần. Có khi nhận được chấp thuận không thuộc diện xin giấy phép lao động thì họ đã không còn làm việc tại Việt Nam. Đây là một trong những một những vẫn đề lớn mà công ty đa quốc gia phải đối mặt.

Nhìn chung, trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, không chỉ có nhiều người lao động Việt Nam đến làm việc tại nước ngoài mà cũng có nhiều người nước ngoài đến Việt Nam làm việc. Mặc dù cần phải kiểm soát chặt chẽ song quy định Việt Nam hiện nay cũng thể hiện nhiều khắt khe về điều kiện xin cấp giấy phép lao động. Trong một số trường hợp, những vấn đề này đã gây ra nhiều phiền hà, khó khăn cho người nước ngoài khi có nhu cầu đến Việt Nam làm việc.

Qua bài viết trên, Luật Việt An đã đưa ra một số ý kiến liên quan đến những quy định khắt khe về điều kiện xin cấp giấy phép lao động hiện nay. Nếu còn vướng mắc hoặc có nhu cầu hỗ trợ thủ tục xin cấp giấy phép lao động, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giấy phép lao động

    Giấy phép lao động

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO