Theo xu hướng hiện nay, nhiều công ty trải qua quá trình dài đã có những bước phát triển mạnh mẽ, có quá trình tập trung và tích tụ vốn lâu dài có nhu cầu mở thêm chi nhánh để phát triển, mở rộng sản xuất, kinh doanh nên các quy định liên quan đến mở chi nhánh công ty đặc biệt là quy định về tên chi nhánh được nhiều công ty quan tâm. Làm thế nào cho đúng quy định pháp luật là câu hỏi được nhiều công ty đặt ra trong quá trình quá trình thành lập chi nhánh nói chung và đặt tên và đăng ký tên chi nhánh nói riêng. Trong bài viết dưới đây là các quy định cụ thể về tên chi nhánh công ty.
Cơ sở pháp lý
Bộ Luật Dân sự 2015;
Luật doanh nghiệp 2020;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh.
Quy định về chi nhánh
Theo Khoản 1 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của pháp nhân, kể cả chức năng đại diện theo uỷ quyền.
Chi nhánh công ty được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô sản xuất thị trường kinh doanh và chi nhánh không có tư cách pháp nhân. Người đứng đầu chỉ nhánh công ty phải thực hiện nhiệm vụ theo uỷ quyền của pháp nhân và theo đó, pháp nhân có các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ giao dịch do chỉ nhánh xác lập, thực hiện.
Quy định về tên chi nhánh công ty
Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên chi nhánh công ty như sau:
Đối với tên chi nhánh công ty phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu. Ví dụ: “Chi nhánh Q” hoặc “Chi nhánh 10”…. Theo đó, phải sử dụng các chữ cái và ký tự hợp pháp của quốc gia và tên chi nhánh công ty không đúng quy định nếu sử dụng bảng chữ cái ngoài chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt.
Ngoài ra đối với tên chi nhánh; thì tên phải bao gồm cả tên công ty kèm theo cụm từ “Chi nhánh”. Cụ thể tên đầy đủ của công ty mẹ cần được thể hiện trong tên chi nhánh, còn từ “Chi nhánh” kèm theo nhằm chỉ rõ đây là chi nhánh của công ty mẹ. Theo đó, tên chi nhánh công ty phải liên kết với tên công ty gốc. Điều này giúp tạo sự nhận biết và liên kết giữa các chi nhánh và công ty. Ví dụ Công ty TNHH Q nếu mở chi nhánh thì tên đầy đủ của chi nhánh phải đặt theo cụm sau “Chi nhánh Công ty TNHH Q”.
Tên chi nhánh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, đồng thời phải được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của công ty trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh phát hành. Ví dụ Công ty Q mở trụ sở chi nhánh H tại địa chỉ Số 1, Đường A, Quận B, TP. Hà Nộ
Trong thực tế, đôi khi tên chi nhánh công ty có thể bao gồm ký hiệu địa điểm, giả định vị trí của chi nhánh đó được xác định. Ví dụ “Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh – Công ty cổ phần QA”; “Chi nhánh tại thành phố Hà Nội– Công ty cổ phần QA”; “Chi nhánh tại thành phố Đà Nẵng – Công ty cổ phần QA”.
Tóm lại, tên chi nhánh công ty phải tuân thủ các quy định pháp luật về việc đặt tên của công ty được quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020. Các quy định này liên quan đến việc sử dụng chữ cái ký tự phù hợp, liên kết với công ty mẹ.
Lưu ý:
Với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp luật có thể quy định thêm về đặt tên chi nhánh phải đáp ứng điều kiện về xin giấy phép kinh doanh tương ứng. Chẳng hạn, đối với việc thành lập chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán, nếu chi nhánh doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp đó chưa đủ điều kiện để xin cấp Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán cho chi nhánh thì tên chi nhánh sẽ không được bao gồm từ “kiểm toán”.
Quy định về đăng ký tên chi nhánh công ty
Căn cứ Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP các công ty khi đăng ký tên chi nhánh thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
Khi đăng ký tên các công ty cần lưu ý là tên chi nhánh cần lưu ý thực hiện theo các yêu cầu quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm tên chi nhánh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái Tiếng Việt không sử dụng các bảng chữ cái tiếng nước khác, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu; Ngoài ra tên phải bao gồm cả tên công ty kèm theo cụm từ “Chi nhánh”; Đồng thời tên chi nhánh công ty phải được viết hoặc gắn tại trụ sở của chi nhánh chứ không phải gắn tại trụ sở công ty mẹ, tránh trường hợp in hoặc viết tên chi nhánh công ty với khổ chữ to hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, phát hành.
Bên cạnh đó giải đáp thắc mắc của nhiều công ty, doanh nghiệp về quy định tên của chi nhánh công ty là có thể đăng ký tên chi nhánh công ty bằng tiếng nước ngoài được không thì ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh của công ty có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Hệ La-tinh là các chữ cái như a, b, c, d… Không sử dụng tiếng nước ngoài theo hệ chữ cái khác như chữ Hán (tiếng Trung), chữ Kanji (tiếng Nhật)…Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài. Như vậy, doanh nghiệp hoàn toàn có thể đặt tên chi nhánh bằng tiếng nước ngoài dịch từ Tiếng Việt nhưng chỉ dưới dạng tên phụ.
Tên chi nhánh công ty sẽ không đúng quy định nếu phần tên riêng trong tên chi nhánh của công ty sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Trong hầu hết các trường hợp thì tên chi nhánh công ty cần phải được đăng ký và xem xét kiểm tra, phê duyệt bởi cơ quan chức năng chẳng hạn như cơ quan đăng ký kinh doanh. Quá trình này đảm bảo tính pháp lý và tránh việc trùng tên với các doanh nghiệp khác. Trong một số ngành công nghiệp như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, tên chi nhánh cần có sự giám sát của cơ quan quản lý ngành.
Quy định đặt tên chi nhánh trùng với nhãn hiệu đã bảo hộ và đặt tên chi nhánh gây nhầm lẫn.
Điều 19.1 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân đã được bảo hộ để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Vậy nên đối với tên của chi nhánh cũng không được sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại, nhãn hiệu đó. Theo đó, khi đặt tên chi nhánh công ty cần đảm bảo không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của công ty khác bao gồm cả quyền nhãn hiệu và tên miền.
Căn cứ để xác định tên chi nhánh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ. Ví dụ: Công ty Cổ phần QA đặt tên chi nhánh là “Chi nhánh công ty Cổ phần QA – Đại lý Thegioididong” có thể bị coi là trùng với thương hiệu của Thegioididong trên thực tế. Doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu đặt tên chi nhánh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
Căn cứ quy định tại Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về tên trùng, tên gây nhầm lẫn của doanh nghiệp khi đăng ký tên doanh nghiệp qua đó tên chi nhánh doanh nghiệp gây nhầm lẫn nếu:
Tên tiếng Việt của chi nhánh công ty đề nghị đăng ký có cách đọc giống với tên chi nhánh đã có công ty đã đăng ký trước đó.
Tên viết tắt của chi nhánh công ty đề nghị đăng ký trùng lặp với tên viết tắt của chi nhánh có công ty đã đăng ký trước đó.
Tên riêng của chi nhánh công ty đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của chi nhánh công ty khác cùng loại đã đăng ký trước đó bởi một chữ số hoặc chữ cái trong bảng chữ tiếng Việt, chữ F, J, Z, W được viết liền hoặc cách ngay sau tên riêng của chi nhánh công ty đó.
Tên riêng của chi nhánh công ty đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của chi nhánh công ty khác cùng loại đã đăng ký trước đó bởi một số ký hiệu như sau “&” hoặc “và”, “.”, “,”, “+”, “-”, “_”.
Tên riêng của chi nhánh công ty đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của chi nhánh công ty cùng loại đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” được viết liền hoặc cách ngay sau hoặc trước tên riêng của chi nhánh công ty đã đăng ký.
Tên bằng tiếng nước ngoài của chi nhánh công ty đề nghị đăng ký trùng lặp với tên bằng tiếng nước ngoài của chi nhánh có công ty đăng ký đã đăng ký;
Tên riêng của chi nhánh công ty đề nghị đăng ký chỉ khác với tên riêng của chi nhánh công ty khác cùng loại đã đăng ký bởi một cụm từ “miền Bắc”, “miền Nam”, “miền Trung”, “miền Tây”, “miền Đông”.
Tên riêng của chi nhánh công ty đề nghị đăng ký trùng với tên riêng của chi nhánh công ty đã đăng ký.
Tên chi nhánh công ty, doanh nghiệp phải đảm bảo sự phân biệt với các công ty khác và các chi nhánh khác trong cùng lĩnh vực hoạt động. Điều này giúp tránh nhầm lẫn trong quá trình kinh doanh.
Tóm lại việc đặt tên chi nhánh của các công ty không được vi phạm các quy định về tên chi nhánh công ty của pháp luật. Ngoài ra, không được sử dụng tên để gây nhầm lẫn hoặc lừa đảo khách hàng, không sử dụng các từ cấm hoặc hạn chế theo quy định của quốc gia như các từ có nghĩa xấu, vi phạm đạo đức, các từ liên quan đến chính trị, an ninh quốc gia.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về dịch vụ đăng ký thành lập công ty,thành lập chi nhánh công ty, đặt tên chi nhánh công ty, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.