Quyền nuôi con sau khi ly hôn

Con cái và tài sản là hai yêu cầu thường xuyên tranh chấp trong các vụ án ly hôn. Sau khi ly hôn, ai là người có quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con được thực hiện như thế nào là vấn đề thường khó thống nhất khi giải quyết tranh chấp ly hôn. Công ty Luật Việt An tổng hợp cho quý khách hàng những quy định liên quan đến quyền nuôi con sau ly hôn như sau:

Quyền nuôi con sau khi ly hôn là gì?

Theo Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014, sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục:

  • Con chưa thành niên, 
  • Con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
  • Con không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi

Quyền nuôi con của cha mẹ

Quyền nuôi con của cha mẹ

Đối với con dưới 36 tháng tuổi

Theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Đối với con trên 36 tháng tuổi

Đối với quyền nuôi con trên 36 tháng tuổi

  • Cha mẹ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; 
  • Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; 
  • Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Nghĩa vụ, quyền của cha mẹ đối với quyền nuôi con sau khi ly hôn

Nghĩa vụ, quyền của người trực tiếp nuôi con

  • Phải trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con; 
  • Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Có quyền yêu cầu người không  trực tiếp nuôi con thực hiện nghĩa vụ đối với con theo quy định pháp luật;
  •  Có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình;
  • Trong trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Nghĩa vụ, quyền của người không trực tiếp nuôi con

  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
  • Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
  • Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc của người thân của con, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, hội liên hiệp phụ nữ, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau:

  • Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
  • Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

Lưu ý, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, phải xem xét nguyện vọng của con khi thay đổi người nuôi con. Việc lấy ý kiến của con phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • Bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, độ tuổi, mức độ trưởng thành để con có thể bày tỏ đúng và đầy đủ ý kiến của mình;
  • Không lấy ý kiến trước mặt cha, mẹ để tránh gây áp lực tâm lý cho con;
  • Không ép buộc, không gây áp lực, căng thẳng cho con

Quy định hạn chế quyền nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ bị hạn chế quyền nuôi con đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau:

  • Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
  • Phá tán tài sản của con là mua, bán, tặng cho, hủy hoại hoặc hành vi khác làm thiệt hại đến tài sản của con mà không vì lợi ích của con;
  • Có lối sống đồi trụy là lối sống ăn chơi, tiêu khiển thấp hèn, xấu xa, hư hỏng, trái với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;
  • Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội là hành vi kích động, dụ dỗ, thúc đẩy, ép buộc bằng lời nói, cử chỉ hoặc bằng bất cứ hình thức nào dẫn đến con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Hồ sơ, thủ tục giành quyền nuôi con sau khi ly hôn

Hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con

Hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con

  • Đơn yêu cầu thay đổi quyền nuôi con hoặc đơn khởi kiện yêu cầu thay đổi quyền nuôi con;
  • Quyết định, bản án ly hôn đã có hiệu lực của Tòa án;
  • Chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân/ Hộ chiếu còn hạn;
  • Giấy khai sinh của con
  • Các chứng cứ chứng minh cho việc khởi kiện thay đổi quyền nuôi con (trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc thay đổi quyền nuôi con khi người đang trực tiếp nuôi không còn đủ điều kiện nuôi con)

Thủ tục giành quyền nuôi con

Sau khi hoàn tất hồ sơ, người nộp đơn nộp tại tòa án nhân dân cấp huyện nơi người nuôi con đang cư trú. Trong trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, hồ sơ sẽ được nộp lên cấp tỉnh nơi người nuôi con cư trú. Thời gian khởi kiện từ 4-6 tháng, thời gian yêu cầu từ 2-3 tháng tùy tính chất vụ việc.

Một số câu hỏi liên quan

Mức cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con là bao nhiêu?

Tiền cấp dưỡng cho con là toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con và do các bên thỏa thuận. Hiện nay, mức cấp dưỡng cho con sẽ do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. 

Mức cấp dưỡng do Tòa án quyết định nhưng không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng tại nơi người cấp dưỡng đang cư trú cho mỗi tháng đối với mỗi người con.

Trường hợp cả cha mẹ đều không đủ điều kiện nuôi con thì quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?

Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ, trong đó bao gồm:

  • Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ. Nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác là người giám hộ).
  • Trường hợp không có anh, chị ruột thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ là người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ như các đối tượng nêu trên thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
  • Trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì UBND cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử người giám hộ.

Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn hoặc câu hỏi liên quan đến quyền nuôi con sau khi ly hôn, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được luật sư tư vấn cụ thể nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn ly hôn

    Tư vấn ly hôn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO