Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của CSGT từ 2025

Ngày 13/11/2024, Bộ Công an ban hành Thông tư số 72/2024/TT-BCA thay thế Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cập nhập những thông tin đáng chú ý về Quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của CSGT từ 2025.

Quy định mới về dựng lại hiện trường giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ của Cảnh sát giao thông (CSGT) vừa được Bộ Công an ban hành là quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ và giải quyết vụ việc theo thủ tục hành chính.

Thông tư 72/2024/TT-BCA mô tả rõ hơn các bước cụ thể trong việc dựng lại hiện trường nhằm đảm bảo tính chính xác, minh bạch và khả năng phối hợp hiệu quả giữa các lực lượng. Điều này bao gồm việc xử lý hiện trường, đo vẽ và bảo vệ dấu vết trong khi Thông tư 63/2020/TT-BCA quy định khái quát hơn về quy trình này mà không đi sâu vào các bước chi tiết như thông tư mới.

Quy định dựng lại hiện trường vụ TNGT đường bộ

Cụ thể, Điều 15 Thông tư số 72/2024/TT-BCA quy định trong quá trình điều tra, xác minh vụ tai nạn giao thông đường bộ nếu có căn cứ xác định hiện trường bị xáo trộn, hiện trường giả hoặc xét thấy cần thiết cho việc điều tra, xác minh, giải quyết:

  • Tổ chức dựng lại hiện trường vụ việc để điều tra, xác minh.
  • Việc dựng lại hiện trường phải có kế hoạch dựng lại hiện trường theo Mẫu số 16/TNĐB ban hành kèm theo thông tư này và được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.

Nội dung dựng lại hiện trường gồm:

Nội dung dựng lại hiện trường

  • Xác định lại vị trí người bị nạn, tang vật, phương tiện, dấu vết để lại;
  • Xem xét lại những tình huống, hành vi và tình tiết khi xảy ra vụ tai nạn giao thông; đo và vẽ lại sơ đồ hiện trường;
  • Chụp ảnh để làm cơ sở so sánh đối chiếu.
  • Kết thúc dựng lại hiện trường phải lập biên bản khám nghiệm hiện trường dựng lại, vẽ sơ đồ hiện trường vụ việc được dựng lại;
  • Những người tham gia dựng lại hiện trường ký, ghi rõ họ, tên vào biên bản và sơ đồ.

Trình tự giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

  • Sau khi hoàn thành việc điều tra, xác minh, giải quyết vụ việc, cán bộ CSGT thụ lý hoàn chỉnh hồ sơ và báo cáo lãnh đạo đơn vị kết thúc việc điều tra, xác minh, giải quyết.
  • Đồng thời, thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tai nạn giao thông đường bộ, lưu hồ sơ theo quy định của Bộ Công an và pháp luật có liên quan.

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định rõ về các nội dung điều tra, xác minh tình tiết của vụ TNGT đường bộ.

Theo đó, khi tiến hành điều tra, xác minh vụ TNGT đường bộ, cán bộ CSGT có trách nhiệm làm rõ có hay không dấu hiệu tội phạm, hành vi vi phạm trật tự và an toàn giao thông đường bộ; diễn biến và nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn. Đồng thời, cần làm rõ cá nhân hoặc tổ chức thực hiện hành vi vi phạm, lỗi của người liên quan, nhân thân người vi phạm, cũng như các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ; đánh giá tính chất và mức độ thiệt hại gây ra, các tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết định xử phạt hoặc giải quyết vụ việc. Trong quá trình này, nếu cần thiết, có thể đề xuất trưng cầu giám định hoặc yêu cầu định giá tài sản để hỗ trợ điều tra.

Lưu ý:

  • Trường hợp các bên liên quan trong vụ TNGT đường bộ không tự thỏa thuận giải quyết bồi thường thiệt hại dân sự, thì CSGT lập biên bản, đồng thời hướng dẫn các bên liên hệ với tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
  • Sau khi kết thúc khám nghiệm phương tiện giao thông, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi và không vi phạm các quy định khác của pháp luật thì phương tiện giao thông phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện.
  • Nghiêm cấm việc giữ phương tiện giao thông của các bên liên quan đến vụ tai nạn giao thông để làm căn cứ giải quyết bồi thường thiệt hại

Quy trình khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ từ 1/1/2025

Tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về quy trình tiến hành khám nghiệm hiện trường như sau:

Khi tiến hành khám nghiệm hiện trường phải lập Biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Mẫu số 06/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA và vẽ Sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Mẫu số 07/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA; sơ đồ hiện trường phải đồng nhất với biên bản khám nghiệm hiện trường. Việc khám nghiệm hiện trường cụ thể như sau:

  • Quan sát toàn bộ khu vực xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ để xác định vị trí nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ ở hiện trường;
  • Căn cứ chiều hướng khám nghiệm, điểm làm mốc ở hiện trường để đánh dấu theo số tự nhiên thứ tự vị trí của tất cả các nạn nhân, tang vật, phương tiện và dấu vết có liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ;
  • Chụp ảnh hiện trường, gồm: Ảnh hiện trường chung, hiện trường từng phần, quay camera (nếu có); chụp ảnh nạn nhân, tang vật, phương tiện, dấu vết có liên quan và phải đặt thước tỷ lệ. Việc chụp ảnh hiện trường phải được lập thành Bản ảnh hiện trường, sắp xếp ảnh theo thứ tự, có chú thích ảnh;
  • Đo và vẽ sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ, sử dụng thống nhất kí hiệu và đơn vị đo; thể hiện đầy đủ tổ chức giao thông (hệ thống biển báo, vạch kẻ đường, đèn tín hiệu và các hệ thống báo hiệu khác có liên quan, công trình phụ trợ gắn liền đường bộ nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông) nơi xảy ra vụ tai nạn giao thông đường bộ; phần chú dẫn phải thể hiện tỷ lệ vẽ, dấu vết, ký hiệu trên sơ đồ hiện trường;
  • Thu lượm tang vật, phương tiện, dấu vết để bảo quản và lấy mẫu so sánh đúng quy định của pháp luật. Những dấu vết dễ bị thay đổi hoặc biến dạng phải được thu lượm bảo quản ngay như: vết máu, lông, tóc, sợi, xăng, dầu, các dấu vết hóa học khác.

Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

Tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ

Thông tư 63/2020/TT-BCA đã yêu cầu cán bộ điều tra tai nạn giao thông phải có trình độ đại học hoặc tương đương, nhưng không chi tiết cụ thể về ngành học hay thời gian công tác. Quy định mới tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA đã bổ sung yêu cầu chi tiết hơn về tiêu chuẩn của cán bộ Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ từ ngày 01/01/2025. Cụ thể các tiêu chuẩn bao gồm:

  • Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên. Trường hợp tốt nghiệp đại học các trường ngoài ngành Công an đã được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ An ninh, Cảnh sát theo quy định;
  • Có thời gian công tác trong lực lượng Cảnh sát giao thông từ 06 tháng trở lên;
  • Đã được công nhận hoàn thành tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ;
  • Cán bộ CSGT đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các điểm a b và c khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA là cán bộ thụ lý chính;
  • Cán bộ CSGT chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại điểm a Khoản này nhưng đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại các điểm b, c khoản 1 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA là cán bộ hỗ trợ.

Phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ

Thông tư 63/2020/TT-BCA trước đây quy định trách nhiệm chung mà không phân biệt cụ thể giữa cán bộ thụ lý chính và hỗ trợ, trong khi đó Thông tư 72/2024/TT-BCA phân định rõ ràng cán bộ thụ lý chính và cán bộ hỗ trợ, với tiêu chuẩn cụ thể cho từng vai trò. Cán bộ thụ lý chính chịu trách nhiệm chính trong vụ việc, trong khi cán bộ hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ được giao.

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ như sau:

  • Khi phân công cán bộ thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ phải có ít nhất 01 cán bộ thụ lý chính;
  • Cán bộ thụ lý chính chịu trách nhiệm chung, cán bộ hỗ trợ (nếu có) chịu trách nhiệm đối với các nhiệm vụ được phân công;
  • Cán bộ được phân công thụ lý điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024, Thông tư 72/2024/TT-BCA và các quy định của pháp luật khác có liên quan đến hoạt động điều tra, xác minh, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ.

Lưu ý:

  • Cán bộ Cảnh sát giao thông được phân công đến hiện trường tiến hành các biện pháp điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ phải lập Biên bản vụ việc theo Mau số 02/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA.
  • Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản vụ việc, cán bộ Cảnh sát giao thông lập biên bản phải báo cáo lãnh đạo có thẩm quyền để ra Quyết định phân công cán bộ điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Mẫu số 04/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA và lập Kế hoạch điều tra, xác minh, giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Mẫu số 05/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA được lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của CSGT từ 2025 (cập nhật Thông tư 72/2024/TT-BCA). Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Luật sư hình sự

    Luật sư hình sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title