Thành lập công ty chế biến gỗ

Các sản phẩm đồ gỗ nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ và phục vụ xây dựng là nhóm những sản phẩm từ gỗ tiêu thụ mạnh. Với nhu cầu cao như vậy tạo động lực rất lớn cho các doanh nghiệp chế biến gỗ phát triển không những thị trường nội địa mà còn đáp ứng chế biến xuất khẩu. Và thủ tục thành lập công ty chế biến gỗ được thực hiện như sau:

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Trước hết, khách hàng cần xác định loại hình công ty mà mình dự định hoạt động: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty TNHH ( một thành viên/hai thành viên trở lên); Công ty cổ phần

Với mỗi loại hình trên sẽ có ưu, nhược điểm và điều kiện nhất định.

Trường hợp một cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp

Trường hợp này có hai sự lựa chọn cho chủ sở hữu đó là thành lập doanh nghiệp tư nhân hoặc Công ty TNHH một thành viên.

Về vấn đề trách nhiệm đối với các hoạt động của doanh nghiệp:

  • Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trong phạm vi số vốn góp vào công ty. Ở đây có sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu và tài sản của công ty nên trong quá trình kinh doanh chủ sở hữu hạn chế được rủi ro.
  • Doanh nghiệp tư nhân do không được trao tư cách pháp nhân nên chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm vô hạn về các hoạt động của doanh nghiệp, sự tách bạch về tài sản của chủ sở hữu và công ty là không có dẫn đến khi doanh nghiệp gặp vấn đề về tài chính thì chủ sở hữu phải sử dụng tài sản của chính mình để chịu trách nhiệm. Đây có thể coi là một hạn chế của doanh nghiệp tư nhân so với Công ty TNHH một thành viên.

Trường hợp một tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp :thì chỉ được thành lập Công ty TNHH một thành viên mà không thể thành lập doanh nghiệp tư nhân vì doanh nghiệp tư nhân phải do một cá nhân làm chủ sở hữu.

Trường hợp nhiều cá nhân/tổ chức cùng thành lập doanh nghiệp

Lúc này có hai sự lựa chọn cho các cá nhân/tổ chức tham gia góp vốn đó là thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần. Công ty cổ phần thì yêu cầu tối thiểu 3 thành viên tham gia góp vốn và đây là loại hình có mô hình quản trị chặt chẽ nhất.

Tiếp theo chuẩn bị những thông tin về tên công ty, trụ sở chính, ngành nghề kinh doanh, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật và các sáng lập viên. Cụ thể về ngành nghề kinh doanh là điều mà doanh nghiệp quan tâm nhất, khi thành lập công ty chế biến gỗ thì những ngành nghề cần đăng ký như sau:

STT Tên ngành Mã ngành
1. Khai thác gỗ 0221
2. Khai thác lâm sản khác trừ gỗ 0222
3. Cưa, xẻ, bào gỗ và bảo quản gỗ 1610
4. Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và ván mỏng khác 1621
5. Sản xuất đồ gỗ xây dựng 1622
6. Sản xuất bao bì bằng gỗ 1623
7. Sản xuất sản phẩm khác từ gỗ; sản xuất sản phẩm từ tre, nứa, rơm, rạ và vật liệu tết bện 1629
8. Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế 3100
9. Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống 4620
10. Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

Chi tiết: – Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và nội thất tương tự

4649
11. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng 4663
12. Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng

Chi tiết: Bán buôn tre, nứa, gỗ cây và gỗ chế biến

4663
13. Bán lẻ đồ điện gia dụng, giường, tủ, bàn, ghế và đồ nội thất tương tự, đèn và bộ đèn điện, đồ dùng gia đình khác chưa được phân vào đâu trong các cửa hàng chuyên doanh 4759
14. Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

Chi tiết: Bán lẻ hàng lưu niệm, hàng đan lát, hàng thủ công mỹ nghệ trong các cửa hàng chuyên doanh

4773

Hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân ( Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu). Trường hợp cổ đông/thành viên góp vốn là tổ chức thì cần cung cấp Giấy CN ĐKKD/Giấy CN ĐKDN kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân, quyết định uỷ quyền của Người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;Quyết định góp vốn đối với thành viên là tổ chức
  • Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An nộp hồ sơ và nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp.
  • Một số giấy tờ khác trong từng trường hợp cụ thể, Luật Việt An sẽ tư vấn cho Qúy khách hàng chuẩn bị

Thời hạn giải quyết: 06-08 ngày làm việc

Kết quả: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty cần tiến hành công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày; khắc dấu và công bố mẫu dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.

Các thủ tục sau thành lập doanh nghiệp:

  • Mở tài khoản ngân hàng và thông báo tài khoản ngân hàng với Cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Đăng ký chữ ký số điện tử;
  • Kê khai và nộp thuế môn bài: Hiện nay thuế môn bài còn 2 bậc, vốn điều lệ đăng ký trên 10 tỷ đồng thì sẽ đóng 3.000.000 đồng/năm; từ 10 tỷ đồng trở xuống thì mức thuế môn bài sẽ là 2.000.000 đồng/năm. Nếu thành lập công ty vào 6 tháng cuối năm sẽ đóng ½ thuế môn bài của cả năm.
  • Đăng ký phương pháp thuế, kê khai thuế ban đầu
  • Phát hành, đặt in hóa đơn lần đầu
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO