Thành lập công ty có vốn đầu tư Đan Mạch tại Việt Nam
Quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Đan Mạch đã đạt được những thành tựu đáng kể trong những năm gần đây. Với những thế mạnh bổ trợ, hai nước đã hình thành một mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế lâu dài, dựa trên nền tảng của lợi ích chung. Đan Mạch, với những tập đoàn đa quốc gia danh tiếng như Lego, Carlsberg và Vestas, đã mang đến cho Việt Nam không chỉ các công nghệ sản xuất hiện đại mà còn là những mô hình quản lý doanh nghiệp độc đáo. Nhờ đó, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội học hỏi và nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ sang châu Âu. Trong khi đó, Việt Nam với dân số trẻ, năng động và nguồn nhân lực dồi dào, cùng với vị trí địa lý thuận lợi, đã cung cấp cho các doanh nghiệp Đan Mạch một thị trường tiêu thụ rộng lớn và một môi trường đầu tư hấp dẫn. Sự kết hợp giữa kinh nghiệm và công nghệ của Đan Mạch với nguồn lực và thị trường của Việt Nam đã thúc đẩy phát triển kinh tế của cả hai nước. Sự thành công của dự án nhà máy Lego tại Việt Nam là một minh chứng rõ ràng cho tiềm năng hợp tác giữa hai nước, mở ra những triển vọng tươi sáng cho mối quan hệ đối tác này trong tương lai. Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư Đan Mạch tại Việt Nam qua bài viết dưới đây.
Một số công ty có vốn đầu tư Đan Mạch nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay
LEGO
Lĩnh vực: Sản xuất đồ chơi
Hình ảnh: LEGO, thương hiệu đồ chơi nổi tiếng thế giới, đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất tại Việt Nam. Nhà máy này không chỉ cung cấp các sản phẩm LEGO cho thị trường trong nước và quốc tế mà còn là một biểu tượng cho sự hợp tác thành công giữa hai nước.
Carlsberg
Lĩnh vực: Cung cấp đồ uống có cồn (bia)
Hình ảnh: Carlsberg, một trong những tập đoàn bia lớn nhất thế giới, có mặt tại Việt Nam từ lâu. Với các thương hiệu bia quen thuộc như Carlsberg, Tuborg, hãng bia này đã chiếm được cảm tình của người tiêu dùng Việt.
Vestas
Lĩnh vực: Cung cấp nhiên liệu, năng lượng
Hình ảnh: Vestas, một trong những nhà sản xuất tua bin gió hàng đầu thế giới, đã và đang tham gia vào các dự án năng lượng gió tại Việt Nam. Sự hiện diện của Vestas góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh của Việt Nam.
Danfoss
Lĩnh vực: Thương mại linh kiện điện lạnh, van, cảm biến, máy nén,….
Hình ảnh: Danfoss là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về các giải pháp điều khiển và hệ thống. Sản phẩm của Danfoss được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, xây dựng và nông nghiệp tại Việt Nam.
Bước 3: Tiến hành khắc con dấu pháp nhân khi có mã số thuế;
Bước 4: Mở tài khoản vốn đầu tư và tiến hành góp vốn;
Bước 5: Sau khi hoàn thành thủ tục góp vốn thì có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Lưu ý có thể phải xin giấy phép con đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của công ty Đan Mạch
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty: Hợp đồng thuê nhà, Bản sao công chứng giấy tờ nhà đất của bên cho thuê: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng; nếu bên cho thuê là công ty: cần cung cấp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản;
Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng
Tùy vào nhà đầu tư là cá nhân hay pháp nhân thì sẽ cần cung cấp thêm giấy tờ sau:
Nhà đầu tư là cá nhân
Nhà đầu tư là pháp nhân
Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng;
Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng;
Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật của tổ chức được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vốn Đan Mạch
Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ doanh nghiệp;
Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư Đan Mạch đã hoàn thành ở trên.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.
Tiến hành khắc con dấu pháp nhân khi có mã số thuế
Sau khi doanh nghiệp đã có mã số thuế, việc khắc con dấu pháp nhân là một bước quan trọng để hoàn thiện thủ tục thành lập. Con dấu pháp nhân là dấu hiệu nhận biết chính thức của doanh nghiệp, được sử dụng trong các giao dịch và văn bản pháp lý. Nội dung cần có trên con dấu:
Tên doanh nghiệp: Phải trùng khớp với tên đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Mã số thuế: Là mã số duy nhất của doanh nghiệp, được cấp bởi cơ quan thuế.
Địa chỉ trụ sở chính: Phải trùng khớp với địa chỉ đã đăng ký. Thường là quận và thành phố nơi đặt địa chỉ trụ sở.
Loại hình doanh nghiệp: Ví dụ: Công ty TNHH, Công ty cổ phần,…
Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của vốn đầu tư.
Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại ngân hàng đã chọn.
Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và mở tài khoản vốn đầu tư cho nhà đầu tư.
Sau khi có tài khoản vốn đầu tư, công ty có vốn Đan Mạch tiến hành góp vốn. Lưu ý doanh nghiệp cần góp đủ vốn đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Chuyển tiền: Nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền từ tài khoản ở nước ngoài vào tài khoản vốn đầu tư đã mở tại Việt Nam.
Xác nhận: Ngân hàng sẽ xác nhận việc chuyển tiền góp vốn.
Nhà đầu tư Đan Mạch mua phần vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam
Hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam
Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (theo Mẫu A.I.7 ban hành kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT).
Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; và của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Trong trường hợp cần thiết, Phòng Kinh tế đối ngoại có thể yêu cầu cung cấp Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.
Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp văn bản xác nhận việc mua vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài
Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:
Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.