Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì việc bỏ ra một số vốn để đầu tư mua sắm máy móc đa dạng là rất khó. Đặc biệt máy móc trong các lĩnh vực có chi phí đầu tư quá cao như xây dựng, hạ tầng, kho bãi. Ngoài chi phí vốn mua máy móc thì chi phí bến bãi, lưu kho cũng là các chi phí không nhỏ cùng với chi phí phát sinh liên quan đến bảo dưỡng cho máy móc, thiết bị. Chính vì vậy, nhu cầu thuê máy móc, thiết bị xây dựng tại Việt Nam là rất lớn. Nắm bắt được nhu cầu này nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã quyết định đầu tư thành lập Thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị tại Việt Nam.
Điều kiện thành lập công ty có vốn nước ngoài kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị
Điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường đối với dịch vụ cho thuê máy móc và thiết bị
Quy định tại WTO, VJEPA, CPTPP
Dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị khác (CPC 83109): Chưa cam kết.
Quy định tại EVFTA và VKFTA
Cho phép vốn góp nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 51%.
Quy định tại Văn kiện Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ AFAS
Riêng AFAS, cho phép vốn góp nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 70%. Cam kết bổ sung: Các thiết bị mang vào Việt Nam phải tuân thủ các quy định liên quan của Việt Nam về quản lý xuất nhập khẩu, tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật, an ninh quốc gia, cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và tuân thủ các điều khoản pháp luật liên quan về cấp phép viễn thông cũng như giấy phép sử dụng thiết bị truyền thanh và tần số. Ngoài ra, AFAS cũng mở cửa thêm cho các dịch vụ sau:
Dịch vụ cho thuê máy bay không kèm người điều khiển (CPC 83104): không hạn chế.
Dịch vụ cho thuê liên quan tới đồ đạc và các đồ gia dụng khác (CPC 83203): không hạn chế.
Dịch vụ cho thuê tàu thuyền không kèm người lái (CPC 83103): không hạn chế, ngoại trừ cho phép vốn góp nước ngoài trong liên doanh không vượt quá 70%.
Dịch vụ cho thuê xe ô tô cá nhân không kèm lái xe (CPC 83101): không hạn chế.
Hiệp định Thương mại tư do giữa Việt Nam – EU – EVFTA
Trong EVFTA, Việt Nam cũng mở cửa cho hai phân nhóm của dịch vụ thuê/ cho thuê không kèm người điều khiển:
Liên quan đến tàu thủy (CPC 83103): Không hạn chế, ngoại trừ liên doanh trong đó phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 70% được phép thành lập.
Liên quan đến máy móc và thiết bị khác (CPC 83109): Nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ thông qua hình thức liên doanh với công ty Việt Nam, với phần vốn góp của phía nước ngoài không vượt quá 51%.
Điều kiện về tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
Như vậy, tại tất cả các Hiệp định thương mại Việt Nam là thành viên đều có hạn chế liên quan đến tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập công ty kinh doanh dịch vụ cho thuê máy móc, thiết bị tùy thuộc vào từng nhóm ngành dịch vụ và quốc tịch của nhà đầu tư theo các cam kết đã được trình bày ở trên.
Bước 01: Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Nếu các dự án không có sử dụng đất (không thuê đất trực tiếp từ nhà nước) không sử dụng công nghệ thuộc danh mục hạn chế chuyển giao) thì không phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư nước ngoài thực hiện luôn thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty có vốn đầu tư nước ngoài:
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư
Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu
Đối với nhà đầu tư là tổ chức: bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
Bản sao một trong các tài liệu sau:
Báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư;
Cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ;
Cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính;
Bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
Giải trình về sử dụng công nghệ gồm các nội dung: tên công nghệ, xuất xứ công nghệ, sơ đồ quy trình công nghệ; thông số kỹ thuật chính, tình trạng sử dụng của máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ chính đối với Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
Cơ quan nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho công ty 100% vốn nước ngoài tại cơ quan đăng ký đầu tư
Nếu công ty đặt trụ sở tại khu công nghiệp là Ban quản lý các khu công nghiệp.
Nếu công ty đặt trụ sở ngoài khu công nghiệp là Phòng Kinh tế đối ngoại – Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
Bước 02: Thành lập doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập doanh nghiệp.
Hồ sơ thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên/cổ đông;
Bản sao các giấy tờ sau đây: Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệphoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.
Cơ quan nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài là Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty 100% vốn nước ngoài: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ hợp lệ
Bước 03: Đăng bố cáo thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định.
Nội dung công bố bao gồm các nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các thông tin sau đây:
Ngành, nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Cơ quan thực hiện: Bộ phận đăng bố cáo của Cơ quan đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh.
Bước 04: Khắc dấu của công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và đã tiến hành đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành khắc dấu tại một trong những đơn vị khắc dấu được cấp phép. Doanh nghiệp tự quyết định số lượng và hình thức con dấu trong phạm vi pháp luật cho phép.
Bước 05: Xin các Giấy phép đủ điều kiện hoạt động sản xuất và phân phối các sản phẩm văn hóa, bao gồm các bản ghi hình
Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, tư vấn pháp luật trong quá trình thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!