Thành lập công ty có vốn đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam

Mặc dù không phải là một nhà đầu tư lớn so với các quốc gia khác, Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng tăng cường sự hiện diện của mình tại Việt Nam. Với vị trí địa lý thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào và chính sách mở cửa, Việt Nam là một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ, đặc biệt trong các lĩnh vực như hạ tầng, sản xuất và công nghệ. Ngược lại, Thổ Nhĩ Kỳ với nền kinh tế năng động và kinh nghiệm phong phú có thể mang đến những công nghệ tiên tiến và nguồn vốn đầu tư lớn cho Việt Nam. Quan hệ hợp tác giữa hai nước đang được củng cố trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, thương mại và đầu tư. Trong 6 tháng đầu năm 2024, Thổ Nhĩ Kỳ đã đầu tư tổng vốn là 730,1 triệu USD tại Việt Nam. Để hướng dẫn các nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ, Luật Việt An xin hướng dẫn thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam qua bài viết sau.

Ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ nên thành lập công ty tại Việt Nam

Ngành dệt may là một trong những lĩnh vực hứa hẹn nhất trong mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Thổ Nhĩ Kỳ. Với bề dày lịch sử và kinh nghiệm dày dặn trong ngành, các doanh nghiệp dệt may Thổ Nhĩ Kỳ sở hữu những công nghệ sản xuất tiên tiến, thiết kế độc đáo và chuỗi cung ứng toàn cầu vững mạnh phải kể đến các thương hiệu như Mavi Jeans, Koton, LC Waikiki, Sarar… Việc chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ sẽ giúp nâng cao đáng kể năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam, từ khâu thiết kế, sản xuất đến hoàn thiện sản phẩm. Đồng thời, Việt Nam với nguồn lao động dồi dào, linh hoạt, chi phí sản xuất cạnh tranh và chính sách ưu đãi đầu tư hấp dẫn sẽ là một địa điểm lý tưởng để các doanh nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ mở rộng quy mô sản xuất, giảm chi phí và tiếp cận thị trường Đông Nam Á rộng lớn.

Cả hai quốc gia đều có những lợi thế tương trợ lẫn nhau. Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng với các sản phẩm dệt may cao cấp, trong khi Việt Nam có thế mạnh về sản xuất hàng may mặc với số lượng lớn. Bằng cách kết hợp những thế mạnh này, hai nước có thể tạo ra các sản phẩm dệt may đa dạng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ. Ngoài ra, việc hợp tác trong lĩnh vực dệt may còn góp phần thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ như hóa chất, và thiết bị may mặc, tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân.

Thành lập công ty có vốn Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam

Các bước cơ bản thành lập công ty có vốn Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam

Các bước cơ bản thành lập công ty có vốn Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam

Bước 1: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư;

Bước 2: Đăng ký thành lập doanh nghiệp;

Bước 3: Tiến hành khắc con dấu pháp nhân khi có mã số thuế;

Bước 4: Mở tài khoản vốn đầu tư và tiến hành góp vốn;

Bước 5: Sau khi hoàn thành thủ tục góp vốn thì có thể tiến hành hoạt động kinh doanh. Lưu ý có thể phải xin giấy phép con đối với các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư của công ty Thổ Nhĩ Kỳ

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư bao gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án;
  • Hồ sơ chứng minh trụ sở công ty: Hợp đồng thuê nhà, Bản sao công chứng giấy tờ nhà đất của bên cho thuê: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng; nếu bên cho thuê là công ty: cần cung cấp thêm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có chức năng kinh doanh bất động sản;
  • Xác nhận số dư tài khoản tương ứng với vốn dự định thành lập công ty FDI được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng

Tùy vào nhà đầu tư là cá nhân hay pháp nhân thì sẽ cần cung cấp thêm giấy tờ sau:

Nhà đầu tư là cá nhân Nhà đầu tư là pháp nhân
  • Bản sao chứng minh nhân dân/ thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật của tổ chức được hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vốn Thổ Nhĩ Kỳ

  • Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ doanh nghiệp;
  • Danh sách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc danh sách thành viên hợp danh;
  • Bản sao có công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của thành viên là cá nhân; bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của thành viên là tổ chức; bản sao công chứng chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực của đại diện pháp luật của tổ chức đó;
  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư của nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ đã hoàn thành ở trên.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thời hạn: 03 – 06 ngày làm việc.

Tiến hành khắc con dấu pháp nhân khi có mã số thuế

Sau khi doanh nghiệp đã có mã số thuế, việc khắc con dấu pháp nhân là một bước quan trọng để hoàn thiện thủ tục thành lập. Con dấu pháp nhân là dấu hiệu nhận biết chính thức của doanh nghiệp, được sử dụng trong các giao dịch và văn bản pháp lý. Nội dung cần có trên con dấu:

  • Tên doanh nghiệp: Phải trùng khớp với tên đã đăng ký trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
  • Mã số thuế: Là mã số duy nhất của doanh nghiệp, được cấp bởi cơ quan thuế.
  • Địa chỉ trụ sở chính: Phải trùng khớp với địa chỉ đã đăng ký. Thường là quận và thành phố nơi đặt địa chỉ trụ sở.
  • Loại hình doanh nghiệp: Ví dụ: Công ty TNHH, Công ty cổ phần,…

Mở tài khoản vốn đầu tư và tiến hành góp vốn

Thủ tục mở tài khoản vốn đầu tư

Chuẩn bị hồ sơ mở tài khoản vốn đầu tư bao gồm

  • Giấy phép thành lập doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
  • Giấy tờ tùy thân của nhà đầu tư (hộ chiếu, visa).
  • Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của vốn đầu tư.

Nơi nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại ngân hàng đã chọn.

Ngân hàng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và mở tài khoản vốn đầu tư cho nhà đầu tư.

Sau khi có tài khoản vốn đầu tư, công ty có vốn Thổ Nhĩ Kỳ tiến hành góp vốn. Lưu ý doanh nghiệp cần góp đủ vốn đã đăng ký trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

  • Chuyển tiền: Nhà đầu tư thực hiện chuyển tiền từ tài khoản ở nước ngoài vào tài khoản vốn đầu tư đã mở tại Việt Nam.
  • Xác nhận: Ngân hàng sẽ xác nhận việc chuyển tiền góp vốn.

Nhà đầu tư Thổ Nhĩ Kỳ mua phần vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam

Hồ sơ đăng ký mua phần vốn góp, cổ phần của công ty Việt Nam

  • Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (theo Mẫu A.I.7 ban hành kèm theo Thông tư 25/2023/TT-BKHĐT).
  • Văn bản thỏa thuận nguyên tắc về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp giữa nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân, tổ chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; và của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
  • Trong trường hợp cần thiết, Phòng Kinh tế đối ngoại có thể yêu cầu cung cấp Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

Nơi nộp hồ sơ: Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi dự kiến đặt trụ sở chính.

Trình tự xử lý: Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ cấp văn bản xác nhận việc mua vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài. Trường hợp từ chối cấp thì Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bổ sung thông tin nhà đầu tư nước ngoài

  • Sau khi có chấp thuận của Phòng Đầu tư – Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc chấp thuận cho nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp, nhà đầu tư thực hiện thủ tục như sau:
  • Thực hiện thủ tục thay đổi cổ đông, thành viên trên Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) theo quy định của pháp luật tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title