Thành lập công ty quản lý nhân lực

Công ty quản lý nhân lực là doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ quản lý nhân sự cho các tổ chức khác. Thông thường, các công ty sẽ cung cấp giải pháp toàn diện từ tuyển dụng, đào tạo, quản lý hiệu suất, đến giữ chân nhân sự và các dịch vụ khác liên quan đến quản lý nhân sự. Các công ty này giúp tổ chức tập trung vào lõi nghiệp vụ của mình bằng cách chuyển giao các nhiệm vụ nhân sự. Để hiểu rõ hơn về việc thành lập của các công ty quản lý nhân lực, Luật Việt An sẽ trình bày những nội dung pháp lý liên quan đến việc thành lập theo pháp luật hiện hành.

Thành lập công ty năm 2024

Căn cứ pháp lý

  • Cam kết WTO, CPTPP;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Nghị định số 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động;
  • Nghị định số 23/2021/NĐ-CP quy định chi tiết khoản 3 Điều 37 và Điều 39 của Luật Việc làm về trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm;
  • Nghị định số 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
  • Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.

Quản lý nhân lực là gì?

Pháp luật hiện chưa có quy định định nghĩa về quản lý nhân lực, tuy nhiên có thể hiểu quản lý nhân lực là một lĩnh vực quan trọng trong quản lý doanh nghiệp, chịu trách nhiệm về việc tập trung và phát triển nguồn lực con người trong tổ chức. Mục tiêu của quản lý nhân lực là tạo ra môi trường làm việc tích cực, thúc đẩy sự phát triển và hiệu suất của nhân viên, cũng như đảm bảo rằng tổ chức có đủ nguồn lực con người để đáp ứng các mục tiêu kinh doanh. Quản lý nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và duy trì sức mạnh lao động của một tổ chức, giúp công ty đó thích ứng với thách thức của thị trường và đạt được mục tiêu kinh doanh.

Điều kiện để thành lập công ty quản lý nhân lực

Đối với doanh nghiệp nước ngoài

Cam kết WTO: không quy định

Cam kết CPTPP: không hạn chế

Như vậy đối với dịch vụ này, Việt Nam mới chỉ mở cửa thị trường cho các nhà đầu tư nước ngoài trong phạm vi cam kết CPTPP và chưa cam kết đối với các quốc gia còn lại. Hoạt động “cho thuê lại lao động” và “môi giới lao động” chưa được cam kết trong Biểu cam kết WTO tuy nhiên nó là ngành nghề không thuộc ngành nghề chưa cho phép và chưa cam kết của WTO. Bên cạnh đó, ngành nghề này cũng không thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo phụ lục I nghị định 31/2021/NĐ-CP. Vì vậy, khi gia nhập thị trường, các nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam, cụ thể là Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Đối với doanh nghiệp vốn trong nước

Căn cứ vào Điều 21 Nghị định 145/2020/NĐ-CP và Điều 14 Nghị định  23/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Ký quỹ: Đã thực hiện ký quỹ 2.000.000.000 đồng
  • Trụ sở:
  • Đối với hoạt động cung ứng lao động: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp cho thuê phải ổn định và có thời hạn ít nhất từ 02 năm trở lên; nếu là nhà thuộc sở hữu của người đứng tên đăng ký kinh doanh thì trong hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại hoặc gia hạn Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động phải có giấy tờ hợp lệ, nếu là nhà thuê thì phải có hợp đồng thuê nhà có thời hạn thuê từ 02 năm trở lên.
  • Đối với hoạt động môi giới lao động: Địa điểm đặt trụ sở, chi nhánh để tổ chức hoạt động dịch vụ việc làm thuộc sở hữu của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định theo hợp đồng từ 03 năm (36 tháng) trở lên.
  • Người đứng đầu doanh nghiệp:
    • Là người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp;
    • Không có án tích;
    • Đã có thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động từ đủ 03 năm (36 tháng) và 02 năm (24 tháng) đối với môi giới lao động trong thời hạn 05 năm liền kề trước khi đề nghị cấp giấy phép.

Ngoài ra, khi đặt tên công ty vừa phản ánh hình ảnh bên ngoài của doanh nghiệp, vừa có mối liên hệ mật thiết đến quá trình hoạt động kinh doanh nên việc đặt tên công ty cần rõ ràng là một điều hết sức quan trọng. Phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.

Mã ngành kinh doanh của công ty quản lý nhân lực

Hiện nay, các công ty quản lý nhân lực lớn ở nước ta bao gồm: TNHH Cung ứng Nhân lực Nhân kiệt, Công ty Le & Associates (L&A), Công ty TNHH quản lý nhân lực Bình Minh,…tập trung chủ yếu vào các hoạt động cung ứng lao độngmôi giới lao động thuộc hệ thống ngành kinh tế Việt Nam như sau:

Tên ngành nghề
Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm 7810
Cung ứng lao động tạm thời 7820
Cung ứng và quản lý nguồn lao động 7830

Thủ tục thành lập công ty quản lý nhân lực

Đối với doanh nghiệp nước ngoài

Bước 1: Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty có vốn nước ngoài;

Bước 2: Nộp hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng đăng ký kinh doanh). Thời gian làm việc là từ 05-07 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ;

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Thông tin về đăng ký doanh nghiệp phải được công khai trên Cổng thông tin quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020;

Bước 4: Công ty thực hiện khắc dấu, tự quyết định mẫu dấu, số lượng con dấu và tự quản lý sử dụng trong kinh doanh.

Bước 5: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp phép đến Sở Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐTBXH) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

Đối với doanh nghiệp vốn trong nước

Bước 1: Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có ngành nghề liên quan đến quản lý nhân lực như trên.

Bước 2: Doanh nghiệp gửi hồ sơ đề nghị cấp phép đến Sở Lao động – Thương binh – Xã hội (LĐTBXH) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở

Bước 3: Sở LĐTBXH xem xét hồ sơ và cấp biên nhận cho người nộp hồ sơ. Trong vòng 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở LĐTBXH thẩm tra và trình chủ tịch UBND Cấp tỉnh về hồ sơ xin cấp phép.

Bước 4: Theo Khoản 4 Điều 25 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của Sở LĐTBXH, Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét cấp Giấy phép cho thuê lại lao động cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở LĐTBXH ra văn bản yêu cầu doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ và nộp lại.

Bước 5: Doanh nghiệp mua chữ ký số để phục vụ việc đóng thuế và con dấu sử dụng công khai lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép

Theo Điều 24 Nghị định 145/2020/NĐ-CP thì hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động bao gồm:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép của doanh nghiệp theo Mẫu số 05/PLIII Phụ lục IIIban hành kèm theo Nghị định này.
  • Bản lý lịch tự thuật của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo Mẫu số 07/PLIII Phụ lục IIIban hành kèm theo Nghị định này.
  • Phiếu lý lịch tư pháp số 1 theo quy định pháp luật về lý lịch tư pháp của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trường hợp người đại diện là người nước ngoài không thuộc đối tượng cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1 thì được thay thế bằng phiếu lý lịch tư pháp tại quốc gia mang quốc tịch.
  • Văn bản chứng minh thời gian trực tiếp làm chuyên môn hoặc quản lý về cho thuê lại lao động hoặc cung ứng lao động của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 21 Nghị định nàylà một trong các loại văn bản sau:
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hoặc quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm, giao nhiệm vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
  • Bản sao được chứng thực từ bản chính quyết định bổ nhiệm (đối với người làm việc theo chế độ bổ nhiệm) hoặc văn bản công nhận kết quả bầu (đối với người làm việc theo chế độ bầu cử) của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với trường hợp là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho thuê lại hoặc cung ứng lao động).
  • Giấy chứng nhận tiền ký quỹ hoạt động cho thuê lại lao động theo Mẫu số 01/PLIII Phụ lục IIIban hành kèm theo Nghị định này.

Lưu ý: Các văn bản nêu tại quy định trên phải được cấp trước ngày nộp hồ sơ không quá 06 tháng. Văn bản bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt, chứng thực và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định pháp luật.

Công ty luật Việt An luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ thủ tục thành lập doanh nghiệp/thành lập công ty và các thủ tục sau thành lập cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Mọi khó khăn, vướng mắc Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để hỗ trợ nhanh nhất và kịp thời nhất với chi phí hợp lý nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO