Thành lập công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp

Sản xuất thực phẩm đóng hộp là một ngành nghề quan trọng trong ngành công nghiệp thực phẩm. Để thành lập công ty trong lĩnh vực này, phải tuân theo những quy định pháp luật. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp thông tin cho quý khách về thành lập công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp theo quy định pháp luật hiện hành.

Mã ngành nghề sản xuất thực phẩm đóng hộp cập nhật mới nhất

Ở Việt Nam thực phẩm đóng hộp là ngành nghề đầu tư có điều kiện căn cứ Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020. Mã ngành này thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Bộ Công thương, những mã ngành nghề kinh doanh liên quan đến lĩnh vực này gồm:

Tên ngành Mã ngành
Chế biến, bảo quản thịt và các thực phẩm từ thịt 1010
Chế biến, bảo quản thủy sản và các thực phẩm từ thủy sản 1020
Chế biến và bảo quản rau quả 1030
Sản xuất dầu, mỡ động, thực vật 1040
Chế biến sữa và các thực phẩm từ sữa 1050
Sản xuất tinh bột và các thực phẩm từ tinh bột 1062

Điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp

Căn cứ Luật An toàn thực phẩm 2010 và Mục 2 Nghị định 77/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện sản xuất thực phẩm đóng hộp gồm:

Điều kiện thành lập công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp

Điều kiện đối với cơ sở sản xuất

Căn cứ Điều 26 Nghị định 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện đối với cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp gồm:

Điều kiện thiết kế, bố trí nhà xưởng

  • Quy trình sản xuất thực phẩm phải được bố trí theo nguyên tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào cho đến sản phẩm cuối cùng;
  • Khu vực kho nguyên liệu, kho thành phẩm; khu vực sơ chế, chế biến, đóng gói thực phẩm; khu vực vệ sinh; khu thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ liên quan phải được thiết kế tách biệt.
  • Nơi tập kết, xử lý chất thải phải ở ngoài khu vực nhà xưởng sản xuất thực phẩm và bảo đảm vệ sinh.

Điều kiện về kết cấu nhà xưởng

  • Tường nhà phẳng, sáng màu, không bị thấm nước, không bị rạn nứt, không bị dính bám các chất bẩn và dễ làm vệ sinh;
  • Nền nhà phẳng, nhẵn, không gây trơn trượt, thoát nước tốt, không thấm, đọng nước;
  • Cửa ra vào và cửa sổ bảo đảm ngăn ngừa được côn trùng, vật nuôi xâm nhập.

Điều kiện về hệ thống cung cấp nước, thông gió

  • Các nguồn nước do cơ sở khai thác, xử lý và sử dụng phải được kiểm tra và bảo đảm phù hợp với quy định về chất lượng, vệ sinh ít nhất 6 tháng/lần.
  • Hướng gió của hệ thống thông gió phải bảo đảm không được thổi từ khu vực có nguy cơ ô nhiễm sang khu vực có yêu cầu sạch.

Điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ

Căn cứ Điều 27 Nghị định 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện đối với trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp gồm:

  • Trang thiết bị, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được thiết kế chế tạo phù hợp với yêu cầu công nghệ sản xuất; bảo đảm an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm.
  • Phương tiện rửa và khử trùng tay có đủ trang thiết bị rửa, khử trùng trước khi sản xuất thực phẩm.
  • Thiết bị, dụng cụ sản xuất thực phẩm được chế tạo bằng vật liệu không độc, không thôi nhiễm các chất độc hại, không gây mùi lạ hay làm biến đổi thực phẩm.

Điều kiện đối với người trực tiếp sản xuất thực phẩm

Căn cứ Điều 28 Nghị định 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện đối với người trực tiếp sản xuất trong cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp gồm:

  • Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải có Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm;
  • Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải bảo đảm yêu cầu về sức khỏe; không bị mắc các bệnh tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp.
  • Người trực tiếp sản xuất thực phẩm phải mang trang phục bảo hộ riêng, đội mũ, đi găng tay chuyên dùng và đeo khẩu trang.

Điều kiện đối với bảo quản thực phẩm trong sản xuất thực phẩm

Căn cứ Điều 29 Nghị định 77/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, Nghị định 17/2020/NĐ-CP thì điều kiện đối với bảo quản thực phẩm của cơ sở sản xuất thực phẩm đóng hộp gồm:

  • Nguyên liệu, sản phẩm thực phẩm phải được đóng gói và bảo quản ở vị trí cách nền tối thiểu 12 cm, cách tường tối thiểu 30 cm và cách trần tối thiểu 50 cm;
  • Có trang thiết bị điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, thông gió và các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; có thiết bị chuyên dụng phù hợp để kiểm soát và theo dõi được chế độ bảo quản đối với từng loại thực phẩm, nguyên liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất; dễ bảo dưỡng và làm vệ sinh
  • Nước đá dùng trong bảo quản trực tiếp thực phẩm phải được sản xuất từ nguồn nước sạch theo quy chuẩn kỹ thuật

Lưu ý về điều kiện tiếp cận thị trường đối với sản xuất thực phẩm đóng hộp

Việt Nam cam kết về điều kiện tiếp cận thị trường đối với thực phẩm đóng hộp trong biểu cam kết cụ thể WTO với mã ngành CPC 884 (Dịch vụ liên quan đến sản xuất thực phẩm đóng hộp) như sau:

Sau 3 năm kể từ ngày gia nhập, chỉ cho phép thành lập liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 50%. 5 năm sau đó: cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Như vậy, hiện nay không có quy định hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài khi thành lập doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đóng hộp.

Thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp mới nhất

Thủ tục thành lập công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp

Bước 1. Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với nhà đầu tư nước ngoài).

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các khu công nghiệp, cụm công nghiệp bằng các cách thức:

  • Nộp trực tiếp;
  • Nộp qua đường bưu điện
  • Nộp qua dịch vụ công trực tuyến: https://vietnaminvest.gov.vn

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho doanh nghiệp.

Bước 2. Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Nộp 01 bộ hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở, hồ sơ gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ý doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (nếu là công ty cổ phần); Danh sách thành viên (nếu là công ty TNHH hai thành viên);
  • Bản sao có chứng thực chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân); quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương và thẻ căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu kèm văn bản ủy quyền cho người quản lý vốn tại Việt Nam (nếu là tổ chức);
  • Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã được cấp;
  • Giấy ủy quyền cho Công ty Luật Việt An;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ cơ quan đăng ký doanh nghiệp sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 43/2018/TT-BCT doanh nghiệp nộp 01 Bộ hồ sơ đến Bộ Công thương gồm:

  • Đơn đề nghị theo cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
  • Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;
  • Giấy xác nhận đủ sức khỏe/Danh sách tổng hợp xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp (bản sao có xác nhận của cơ sở);
  • Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm/Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở);

Thủ tục:

  • Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm tổ chức kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ;
  • Trong thời gian 10 ngày làm việc, kể từ ngày có kết quả kiểm tra hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định thực tế tại cơ sở;
  • Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ khi có kết quả thẩm định thực tế tại cơ sở là “Đạt”, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

Lưu ý: Giấy chứng nhận có hiệu lực trong thời gian 03 năm. Trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

Lưu ý thủ tục sau thành lập doanh nghiệp

  • Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp;
  • Khắc dấu doanh nghiệp;
  • Treo bảng hiệu công ty;
  • Kê khai thuế ban đầu;
  • Mua chữ ký số;
  • Mở tài khoản ngân hàng doanh nghiệp;
  • Xin các loại giấy phép con khác;…

Một số công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp hiện nay

Công ty Cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản

Mã ngành, nghề chính:

  • Chế biến, bảo quản thịt và các thực phẩm từ thịt (1010);
  • Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các thực phẩm từ thuỷ sản (1020)
  • Chế biến và bảo quản rau quả (1030)
  • Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu (1079)

Địa chỉ trụ sở chính: 420 Nơ Trang Long, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

Công ty Cổ phần chế biến thực phẩm xuất khẩu Miền Tây

Mã ngành, nghề chính: Chế biến và bảo quản rau quả (1030)

Địa chỉ trụ sở chính: Khu Công Nghiệp Cái Sơn Hàng Bàng, đường Hoàng Quốc Việt, KV 4, Phường An Bình, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ, Việt Nam

Công ty TNHH cá ngừ Việt Nam

Mã ngành, nghề chính: Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các thực phẩm từ thuỷ sản (1020)

Địa chỉ trụ sở chính: Lô A4-A8 Khu công nghiệp Suối Dầu, Xã Suối Tân, Huyện Cam Lâm, Tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam

Công ty TNHH thực phẩm Tuyền Ký

Mã ngành, nghề chính:

  • Chế biến, bảo quản thịt và các thực phẩm từ thịt (1010);
  • Chế biến, bảo quản thuỷ sản và các thực phẩm từ thuỷ sản (1020)
  • Chế biến và bảo quản rau quả (1030)
  • Sản xuất thực phẩm khác chưa được phân vào đâu (1079)

Địa chỉ trụ sở chính: Khu 7, Quốc lộ 1K, Phường Đông Hòa, Thành phố Dĩ An, Tỉnh Bình Dương, Việt Nam

Dịch vụ thành lập công ty của Luật Việt An

  • Tư vấn thủ tục đăng ký thành lập thành lập công ty sản xuất thực phẩm đóng hộp;
  • Soạn thảo văn bản, tư vấn bộ hồ sơ hoàn chỉnh theo quy định pháp luật;
  • Đại diện khách hàng, tiến hành thủ tục tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Giải quyết vướng mắc pháp lý và thực hiện thủ tục sau thành lập doanh nghiệp;
  • Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp của doanh nghiệp;
  • Dịch vụ xin Giấy phép an toàn thực phẩm và các loại ciấy phép con liên quan đến các lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến vấn đề thành lập công ty, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập công ty

    Thành lập công ty

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO