Nông sản là một trong những mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu hàng ngày của con người. Việt Nam được biết đến là đất nước có nền nông nghiệp lâu đời và có tiềm năng lớn trong sản xuất nông sản. Trong giai đoạn toàn cầu hóa, việc giao lưu, mua bán giữa các quốc gia ngày càng được thúc đẩy mạnh. Trước xu thế đó đã có rất nhiều công ty kinh doanh lĩnh vực xuất khẩu nông sản ra đời. Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn thành lập công ty xuất khẩu nông sản theo quy định pháp luật.
Cơ sở pháp lý
Luật doanh nghiệp 2020;
Luật Đầu tư 2020;
Nghị định 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đầu tư;
Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;
Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;
Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 34/2018/TT-BNNPTNT, Thông tư 15/2021/TT-BNNPTNT;
Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT ban hành danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.
Công ty xuất khẩu nông sản là gì?
Nông sản là sản phẩm thu hoạch từ lĩnh vực nông nghiệp, bao gồm các loại cây trồng, động vật nuôi và thủy sản, cùng với các sản phẩm chế biến từ chúng. Công ty xuất khẩu nông sản được hiểu là công ty được thành lập để thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng nông sản từ Việt Nam sang nước ngoài.
Khi thành lập công ty kinh doanh xuất khẩu nông sản, doanh nghiệp cần lưu ý những thủ tục pháp lý sau:
Xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài;
Xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Xin chứng nhận kiểm định thực vật;
Xin chứng nhận lưu hành tự do (CFS).
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu với doanh nghiệp vốn nước ngoài
Theo quy định của Nghị định 09/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã có quyền xuất khẩu, được xuất khẩu nông sản mua hoặc sản xuất tại Việt Nam hoặc nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam ra nước ngoài và khu vực hải quan riêng, theo các điều kiện sau:
Nông sản xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu; danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu; danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Đối với nông sản xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép, theo điều kiện, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có giấy phép hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật.
Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
Công ty xuất khẩu nông sản có vốn đầu tư nước trước khi tiến hành những thủ tục như thành lập doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp cần tiến hành thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Sau khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện về kĩnh doanh xuất khẩu nông sản tại Việt Nam, nhà đầu tư thực hiện xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định 31/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
Thành phần hồ sơ
Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
Đề xuất dự án đầu tư. Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Trình tự thực hiện
Trước khi thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư kê khai trực tuyến các thông tin về dự án đầu tư trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kê khai hồ sơ trực tuyến, nhà đầu tư nộp hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Cơ quan đăng ký đầu tư.
Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho cơ quan đăng ký đầu tư. Trường hợp dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, nhà đầu tư nộp Hồ sơ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư của một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho dự án.
Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ như trên, trong đó đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ khi dự án đáp ứng các điều kiện.
Thủ tục xin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Công ty xuất khẩu nông sản có thể được thành lập dưới hình thức công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân. Thủ tục thành lập doanh nghiệp được thực hiện theo quy định tại Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Hồ sơ đăng ký thành lập công ty xuất khẩu nông sản bao gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Bản sao các giấy tờ pháp lý của tổ chức, cá nhân là thành viên/cổ đông công ty; Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư.
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi chuẩn bị hồ sơ, người thành lập công ty hoặc người được ủy quyền nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ.
Sau khi trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh nhập đầy đủ, chính xác thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và tải các văn bản đã được số hóa trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp vào Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi có đủ các điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 27 Luật Doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai. Doanh nghiệp nộp phí và gửi Giấy đề nghị công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp tới Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký.
Bước 5: Khắc dấu công ty
Hiện nay sau khi khắc dấu, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác, công ty tự quản lý con dấu mà không phải thực hiện thủ tục đăng bố cáo con dấu như trước đây. Công ty có quyền khắc nhiều con dấu mà không có bất kỳ hạn chế nào. Các con dấu của doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo đồng nhất về mặt hình thức và có thông tin tên, mã số doanh nghiệp.
Thủ tục xin chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu
Hiện nay, các nông sản thuộc diện kiểm dịch thực vật theo Danh mục được quy định tại Điều 1 Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT phải thực hiện kiểm dịch trước khi xuất khẩu. Thủ tục xin Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu được quy định tại Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT và các bản sửa đổi, bổ sung. Cụ thể:
Thành phần hồ sơ
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu.
Bản điện tử hoặc bản chính Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu (trong trường hợp tái xuất khẩu).
Trình tự thủ tục
Bước 1: Đăng ký kiểm dịch thực vật
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ.
Bước 3: Kiểm tra vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch đối với vật thể đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.
Thủ tục xin chứng nhận lưu hành tự do
Trường hợp pháp luật nước nhập khẩu yêu cầu nông sản xuất khẩu phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do thì công ty xuất khẩu nông sản phải thực hiện thủ tục xin Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) theo quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP. Cụ thể:
Thành phần hồ sơ
Văn bản đề nghị cấp CFS nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.
Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.
Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Trình tự thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người đề nghị cấp CFS gửi hồ sơ đến cơ quan thẩm quyền cấp CFS bằng các hình thức: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Thẩm tra hồ sơ và cấp CFS
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp CFS thông báo để thương nhân hoàn thiện hồ sơ.
Thời hạn cấp CFS không quá 3 ngày làm việc, kể từ ngày thương nhân nộp hồ sơ đầy đủ, đúng quy định. Trường hợp không cấp CFS, cơ quan cấp CFS có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
Cơ quan cấp CFS có thể tiến hành kiểm tra tại nơi sản xuất trường hợp nhận thấy việc kiểm tra trên hồ sơ là chưa đủ căn cứ để cấp CFS hoặc phát hiện có dấu hiệu vi phạm quy định đối với CFS đã cấp trước đó.
Một số công ty xuất khẩu nông sản nổi tiếng ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam có thể kể đến một số công ty xuất khẩu nông sản phổ biến như:
Tổng Công ty Lương thực miền Nam – Vinafood II;
Công ty cổ phần Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai;
Công ty Cổ phần Thực phẩm Nông sản xuất khẩu Sài Gòn (AGREX SAIGON);
Công ty Cổ phần Vilaconic – Nông sản Vilaconic;
Công ty Cổ phần tập đoàn Intimex.
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Luật Việt An
Tư vấn pháp luật về hồ sơ, thủ tục, giấy phép, điều kiện thành lập công ty xuất khẩu nông sản;
Soạn thảo văn bản, hồ sơ thành lập doanh nghiệp cho khách hàng;
Đại điện cho khách hàng, tiến hành các thủ tục tại cơ quan nhà nước;
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho doanh nghiệp sau khi được thành lập.
Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thành lập công ty xuất khẩu nông sản và các loại hình doanh nghiệp khác, vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!