Thu thuế hoạt động thương mại điện tử

Thương mại điện tử đang là một trong các lĩnh vực được quan tâm và có tốc độ phát triển nhanh. Vậy khi thực hiện các hoạt động thương mại điện tử có phải nộp thuế không? Để giải đáp thắc mắc của quý khách hàng, công ty Luật Việt An đưa ra bài viết về thu thuế hoạt động thương mại điện tử dưới đây.

Nộp thuế

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 91/2022/NĐ-CP;
  • Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về thương mại điện tử, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 08/2021/NĐ-CP, Nghị định 85/2021/NĐ-CP;
  • Nghị định số 125/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
  • Thông tư số 40/2021/TT-BTC hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 100/2021/TT-BTC

Hoạt động thương mại điện tử là gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP có đưa ra khái niệm về hoạt động thương mại điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác.

Các hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có thể lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động là Website thương mại điện tử bán hàng hoặc Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử. Điều 25 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định cụ thể về hình thức tổ chức hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

  • Website thương mại điện tử bán hàng, chẳng hạn như các website thegioididong.com chỉ bán hàng cho doanh nghiệp mình,
  • Website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử, chẳng hạn như sàn thương mại điện tử shopee, tiki, lazada, tạo không gian bán hàng cho nhiều thương nhân, cá nhân khác.

Quy định về thuế nhà thầu nước ngoài

Các trường hợp thuộc diện chịu thuế nhà thầu trong hoạt động thương mại điện tử bao gồm:

  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa tại Việt Nam theo hình thức xuất nhập khẩu tại chỗ. Có phát sinh thu nhập tại Việt Nam trên cơ sở Hợp đồng ký giữa tổ chức, cá nhân nước ngoài với các doanh nghiệp tại Việt Nam.
  • Thực hiện phân phối hàng hóa tại Việt Nam hoặc cung cấp hàng hóa theo điều kiện giao hàng với các điều khoản thương mại quốc tế – Incoterms mà người bán chịu những rủi ro liên quan đến hàng khi đã vào lãnh thổ Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ hoạt động kinh doanh phân phối hàng hóa, cung cấp dịch vụ tại Việt Nam trong đó tổ chức, cá nhân nước ngoài vẫn là chủ sở hữu đối với hàng hóa giao tại Việt Nam hoặc chịu trách nhiệm về chi phí phân phối, quảng cáo, tiếp thị, chất lượng dịch vụ cho tổ chức Việt Nam.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thông qua tổ chức, cá nhân Việt Nam để thực hiện việc đàm phám, ký kết hợp đồng đứng tên tổ chức, cá nhân nước ngoài.
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.

Nhiều loại hình kinh doanh và các doanh nghiệp TMĐT có tên tuổi lớn trên thế giới đều đã xuất hiện tại Việt Nam như: Google, Facebook, Yahoo… và đặc biệt trong thời gian gần đây, đã xuất hiện nhiều mô hình kinh doanh mới như cung cấp các dịch vụ kết nối vận tải (Uber, Grab…), đặt phòng trực tuyến khách sạn Agoda, Traveloka, Booking, các hoạt động kinh tế chia sẻ trên nền tảng số…Theo đó các doanh nghiệp này đều phải đóng thuế nhà thầu nước ngoài khi tham gia vào hoạt động thương mại điện tử.

Thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ hoạt động thương mại điện tử

Cá nhân kinh doanh hoạt động thương mại điện tử cư trú tại Việt Nam là đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, trừ trường hợp có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

Đối với cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng trở lên phải nộp thuế theo tỷ lệ thuế đối với từng ngành nghề trên tổng doanh thu. Trong đó, quy định nêu rõ bán hàng online là hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa. Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng cho hoạt động này là 1%, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân 0,5% (theo Phụ lục 1 Danh mục ngành nghề tính thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC).

Cách xác định mức thuế phải nộp từ hoạt động thương mại điện tử

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT

Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN

Trong đó thì doanh thu tính thuế GTGT và doanh thu tính thuế TNCN là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền; các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định; các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế TNCN); doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

Tỷ lệ thuế GTGT và tỷ lệ thuế TNCN theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế/nộp thuế hoạt động thương mại điện tử

Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế, cụ thể: Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp thuế của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế, cụ thể: Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Đối với hộ khoán

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.

Căn cứ Thông báo nộp tiền, hộ khoán nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN theo thời hạn trên Thông báo nộp tiền mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Một số câu hỏi liên quan

Hành vi trốn thuế bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào Điều 143 Luật quản lý thuế 2019 về quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì hành vi trốn thuế được hiểu là:

  • Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế 2019
  • Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp.
  • Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán.

Theo đó căn cứ Mục 1 Chương II Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì hành vi trốn thuế sẽ bị xử phạt như sau:

  • Phạt tiền từ 1 đến 3 lần số thuế trốn với người nộp thuế có các hành vi vi phạm được quy định cụ thể có tình tiết giảm nhẹ được nêu chi tiết trong nghị định.
  • Phạt hành chính từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.
  • Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Nơi tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế?

Người bán hàng trên sàn Thương mại điện tử có thể nộp thuế trực tiếp tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh hoặc ở nơi cư trú tùy các trường hợp.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thu thuế hoạt động thương mại điện tử, dịch vụ kê khai thuế, dịch vụ kế toán thuế xin vui lòng liên hệ Đại lý thuế Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Dịch vụ kế toán thuế

    Dịch vụ kế toán thuế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title