Thủ tục nhập khẩu quần áo từ Trung Quốc về Việt Nam

Thời trang là mặt hàng có sức hút mạnh đặc biệt, thông dụng trong bối cảnh cuộc sống hiện đại. Khi mà nhu cầu về trang phục của con người ngày càng tăng cao, hoạt động mua bán hàng vải và quần áo cũng vì vậy mà sôi động hơn hẳn.Trong thực tế, hiện nay quần áo Trung Quốc đang chiếm 30% tổng số hàng quần áo nhập khẩu của cả nước. Điều này xuất phát từ nhu cầu sử dụng quần áo Trung Quốc trong nước khá lớn khi mà các sản phẩm từ nhà cung cấp Trung Quốc có mẫu mã đa dạng, giá cả hợp lý và bắt kịp xu hướng. Chính vì vậy quy trình nhập khẩu sản phẩm quần áo chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Sau đây Luật Việt An xin đưa ra những thủ tục nhập khẩu quần áo cơ bản theo theo quy định của pháp luật hiện hành.

Nhập khẩu quần áo

Căn cứ pháp lý

  • Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu 2016;
  • Luật Hải quan 2014;
  • Nghị định 26/2023/NĐ-CP quy định biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;
  • Nghị định 24/VBHN-BTC quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

Thuế khi nhập khẩu quần áo

Với mặt hàng quần áo, khi nhập khẩu sẽ phải chịu hai loại thuế là thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Tuỳ thuộc theo loại hàng hoá nhập khẩu mà mức thuế sẽ có sự thay đổi.Về cơ bản, thuế sẽ được thu ở mức:

  • Thuế giá trị gia tăng là 8%;
  • Thuế nhập khẩu thông thường là 30%;
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi là 20%.

Quy định về quy chuẩn kỹ thuật khi nhập khẩu quần áo

Theo quy định hiện hành, quần áo không phải là mặt hàng trong Danh mục hàng hạn chế nhập khẩu của Việt Nam. Do đó, cá nhân và doanh nghiệp được nhập khẩu các hàng hoá này trong nước một cách hợp pháp. Tuy nhiên, khi nhập khẩu, cá nhân hoặc doanh nghiệp phải kiểm hiểu kỹ từng nội dung và yêu cầu trong những văn bản này. Cụ thể:

  • Thông tư 21/2017/TT-BCT ngày 23/10/2017 của Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức giới hạn hàm lượng formaldehyt và các amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may;
  • Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006;
  • Thông tư số 04/2014/TT-BCT ngày 27/01/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết thi hành một số điều của nghị định số 187/2013/ND-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài
  • Khoản 1 Điều 1 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy định: “Thông tư này quy định về mức giới hạn và việc kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo trong sản phẩm dệt may tiêu thụ trên thị trường Việt Nam. Danh mục sản phẩm dệt may được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Căn cứ Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương thì áo sơ mi, váy, đầm, áo thun… thuộc Danh mục sản phẩm dệt may phải kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.”
  • Điều 12 Thông tư 37/2015/TT-BCT ngày 30/10/2015 của Bộ Công thương quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra đối với: Trường hợp công ty nhập khẩu áo sơ mi, váy, đầm, áo thun…(nhóm 6104..) để tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải thực hiện kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm azo.

Ngoài ra, khi nhập khẩu quần áo về Việt Nam, Doanh nghiệp còn cần phải tiến hành công bố hợp quy trước khi đưa hàng hóa ra lưu thông trên thị trường.

Thủ tục nhập khẩu quần áo

Ngoài việc chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan khi nhập khẩu các doanh nghiệp cũng phải thực hiện chứng nhận hợp quy trước khi cho hàng lưu hành trên thị trường.

Thủ tục hải quan

Căn cứ Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Bước 1: Nhận Thông Báo Và Kiểm Tra Chứng Từ

Cụ thể, Doanh nghiệp cần chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan hàng nhập khẩu gồm các loại giấy tờ cơ bản như:

  • Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại);
  • Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Bill of lading (Vận đơn);
  • Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ – trong trường hợp người nhập khẩu muốn được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt);
  • Giấy chứng nhận hợp quy;
  • Các chứng từ khác (nếu có).

Bước 2: Xuất trình hàng hoá

Sau khi hoàn thành thủ tục khai báo hải quan cho lô hàng nhập khẩu, nhà nhập khẩu đợi hàng về đến cửa khẩu và xuất trình cho hải quan kiểm tra.

Cơ quan tại ga, cảng sẽ kiểm tra niêm phong kẹp chì của hàng hoá trước khi dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải. Sau đó, cơ quan hải quan sẽ làm việc với hàng hoá nhằm kiểm tra và xem xét đủ điều kiện thông quan đối với hàng hoá.

Bước 3: Thực hiện các quyết định của hải quan

Trước khi hoàn tất các thủ tục hải quan nhập khẩu, chủ hàng phải nộp đủ các lệ phí cho cơ quan hải quan. Khi có quyết định về thông quan hàng hoá nhập khẩu, nhà nhập khẩu phải nộp đủ các thuế nhập khẩu và vận chuyển hàng hoá về cơ sở của doanh nghiệp.

  • Địa điểm làm thủ tục hải quan: là nơi cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;
  • Thời gian nộp tờ khai hải quan: Đối với hàng hóa nhập khẩu, nộp trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu hoặc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hàng hóa đến cửa khẩu;
  • Sau khi hoàn thanh thủ tục hải quan thì hàng hóa sẽ được thông quan

Ngoài ra, sau khi hàng được thông quan, cơ quan hải quan có quyền kiểm tra lại hàng hoá đó trong vòng 5 năm kể từ khi ngày thông quan.

Thủ tục công bố hợp quy

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của các Tổ chức giám định được BCT ủy quyền… .

Bước 2: Tổ chức giám định Sản phẩm dệt may tiến hành đánh giá, hướng dẫn lấy mẫu quần áo, vải… gửi mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể thực hiện tại tại cảng hoặc tại kho hàng).

Bước 3: Cấp giấy chứng nhận hợp quy.

(Lưu ý: Báo cáo tự đánh giá dựa trên kết quả tự thực hiện của tổ chức, cá nhân hoặc dựa trên kết quả đánh giá của tổ chức đánh giá sự phù hợp đã đăng ký.)

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An liên quan đến Thủ tục nhập quần áo Trung Quốc về Việt Nam, nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc gì xin vui lòng liên hệ Luật Việt An và cung cấp thêm thông tin để được tư vấn cụ thể.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title