Thành phần hồ sơ (Mẫu hồ sơ) để mở công ty cho 2024
Thành lập công ty là bước đầu tiên để cá nhân, tổ chức tiến hành hoạt động kinh doanh. Hiện nay, các quy định về thành lập công ty chủ yếu được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp năm 2020 và Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Nhằm hỗ trợ khách hàng về thành lập công ty, Công ty luật Việt An sẽ hướng dẫn chi tiết các vấn đề pháp lý về thủ tục thành lập công ty cập nhật năm 2024.
Quy trình thành lập công ty cập nhật năm 2024
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Cá nhân, tổ chức muốn thành lập công ty cần phải soạn thảo hồ sơ đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Qúy khách hàng lựa chọn loại hình doanh nghiệp cụ thể và soạn thảo hồ sơ theo loại hình doanh nghiệp đã chọn. Theo Nghị định 01/2021/NĐ-CP, tùy từng loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ đăng ký doanh nghiệp khác nhau, cụ thể bao gồm:
Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với CTCP.
01 bản chính
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
01 bản sao
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên công ty, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên, cổ đông sáng lập, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức
01 bản sao
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
01 bản sao
Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ sở hữu công ty là cá nhân; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với chủ sở hữu công ty là tổ chức
01 bản sao
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
01 bản sao
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:
Lưu ý:
Hiện nay, 100% doanh nghiệp đăng ký thành lập tại Hà Nội phải thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử.
Doanh nghiệp khi nộp hồ sơ qua mạng điện tử phải nộp kèm theo bản scan tài liệu trong hồ sơ.
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp đăng ký trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc tên doanh nghiệp yêu cầu đăng ký không đúng theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Trường hợp đăng ký qua mạng điện tử
Sau khi hoàn thành việc gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, người nộp hồ sơ sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.
Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp về việc cấp đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.
Bước 4: Công bố thông tin
Doanh nghiệp sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai.
Nội dung công bố bao gồm:
Nội dung giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Ngành nghề kinh doanh;
Danh sách cổ đông sáng lập.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì nếu doanh nghiệp có hành vi không công bố hoặc công bố không đúng thời hạn quy định nội dung đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Bước 5: Khắc dấu
Doanh nghiệp tiến hành khắc con dấu công ty theo thông tin mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp có quyền tự quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp.
Lưu ý hiện nay, doanh nghiệp không phải tiến hành thủ tục thông báo sử dụng mẫu dấu đến Phòng đăng ký kinh doanh mà tự quản lý việc sử dụng mẫu dấu.
Bước 6: Thủ tục sau thành lập
Treo biển tại trụ sở công ty;
Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp và đăng ký tài khoản với Sở Kế hoạch và Đầu tư;
Đăng ký chữ ký số điện tử và Đăng ký nộp thuế điện tử;
In và đặt in hóa đơn lần đầu;
Kê khai và nộp thuế môn bài;
Xin Giấy phép con đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện như kinh doanh rượu, kinh doanh vàng, chứng khoán, bảo hiểm,…
Một số lưu ý thủ tục thành lập công ty cập nhật năm 2024
Về kê khai thuế
Hiện nay doanh nghiệp không phải kê khai thông báo sử dụng phương pháp tính thuế theo mẫu số 06 nữa mà phương pháp tính thuế của doanh nghiệp được xác định theo hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.
Về thuế môn bài năm 2024
Theo Điều 3 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 22/2020/NĐ-CP, công ty được thành lập mới trong năm 2024 sẽ được miễn lệ phí môn bài năm 2024 (năm đầu thành lập).
Từ năm thứ hai trở đi (từ năm 2025), thuế môn bài áp dụng đối với công ty như sau:
Bậc thuế
Vốn điều lệ đăng ký
Mức thuế/năm
Bậc 1
Trên 10 tỷ đồng
3.000.000 đồng
Bậc 2
Từ 10 tỷ đồng trở xuống
2.000.000 đồng
Bậc 3
Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác
1.000.000 đồn
Về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Trường hợp ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp. Văn bản ủy quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
Trường hợp ủy quyền cho tổ chức hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, kèm theo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có: Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp; Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
Về lệ phí đăng ký doanh nghiệp
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp: 50.000 đồng/lần (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).
Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 đồng /lần (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).
Miễn lệ phí đối với trường hợp đăng ký qua mạng điện tử, đăng ký thành lập trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh (Thông tư số 47/2019/TT-BTC).
Lưu ý:
Người nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp nộp phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể được nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của Phòng Đăng ký kinh doanh hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử.
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp không được cấp đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ được hoàn trả phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp.
Lưu ý các bước đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử
Quý khách hàng tham khảo thủ tục thành lập công ty cập nhật năm 2024 của Công ty luật Việt An. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty để được tư vẫn và hỗ trợ tốt nhất.