Tự công bố thực phẩm là một phần quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm trong cuộc sống hàng ngày của con người. Với sự phát triển của xã hội và nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn thực phẩm, việc đảm bảo rằng sản phẩm thực phẩm được công bố đầy đủ và đúng quy định pháp luật trở nên vô cùng quan trọng. Việc tự công bố giúp doanh nghiệp khẳng định chất lượng sản phẩm và đảm bảo tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn vệ sinh thực phẩm. Vậy trình tự và thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm như thế nào? Luật Việt An sẽ trình bày trong bài viết này.
Tầm quan trọng của việc tự công bố sản phẩm là thực phẩm
Cần tiến hành công bố thực phẩm khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải thực hiện tự công bố (trừ các sản phẩm được miễn thực hiện thủ tục tự công bố sản phẩm và phải đăng ký bản công bố sản phẩm) đối với các sản phẩm sau:
Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn. Đây là sản phẩm không cần qua bất kỳ quá trình chế biến thêm nào trước khi tiêu thụ, ví dụ như nước ép trái cây đóng hộp, mỳ gói, đồ hộp;
Phụ gia thực phẩm. Đây là các chất được bổ sung vào thực phẩm trong quá trình chế biến, sản xuất để cải thiện hương vị, màu sắc, độ bảo quản hoặc các đặc tính khác của thực phẩm, ví dụ chất bảo quản, chất tạo ngọt;
Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm. Đây là các chất được sử dụng trong quá trình chế biến thực phẩm nhưng không có mặt trong sản phẩm cuối cùng hoặc có mặt nhưng không có tác dụng công nghệ trong sản phẩm cuối cùng. Ví dụ như là chất khử trùng, chất tách khuôn;
Dụng cụ chứa đựng thực phẩm. Đây là các vật dụng được dùng để chứa đựng, bảo quản hoặc vận chuyển thực phẩm trong quá trình sản xuất. Ví dụ như là hộp nhựa đựng thực phẩm, chai thủy tinh;
Vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Sản phẩm này được hiểu là các loại vật liệu được sử dụng để bao gói, đóng gói thực phẩm mà có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn thực phẩm. Ví dụ như là màng bọc thực phẩm, giấy gói thực phẩm, hộp giấy đựng bánh;
Do đó, khi cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện tự công bố sản phẩm đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.
Thành phần hồ sơ tự công bố thực phẩm
Căn cứ theo khoản Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, hồ sơ tự công bố bao gồm:
Các thông tin Khách hàng cần cung cấp khi sử dụng dịch vụ của Luật Việt An bao gồm:
STT
Tài liệu
Ghi chú
1
Thông tin chi tiết sản phẩm
Xác nhận nhà sản xuất
2
Mẫu sản phẩm
Số lượng 1 bộ
3
Nhãn hàng hóa
Bản dịch
5
Giấy ủy quyền
Bản gốc
Quy trình tự công bố sản phẩm
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 155/2018/NĐ-CP, quy trình tự công bố sản phẩm thực phẩm được thực hiện như sau:
Điều kiện kiểm nghiệm thực phẩm
Doanh nghiệp chuẩn bị mẫu thực phẩm và gửi đến các trung tâm kiểm nghiệm được Bộ Y tế công nhận để tiến hành kiểm nghiệm sản phẩm.
Thời gian kiểm nghiệm trong khoảng 05 – 07 ngày làm việc.
Kết quả kiểm nghiệm đạt chuẩn sẽ được sử dụng để làm hồ sơ tự công bố.
Các hình thức thực hiện tự công bố
Tổ chức, cá nhân đồng thời thực hiện tự công bố thực phẩm theo các hình thức sau:
Tự công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng
Tự công bố trên trang thông tin điện tử của mình
Niêm yết công khai tại trụ sở.
Lệ phí tự công bố
Theo quy định hiện hành, việc tự công bố sản phẩm thực phẩm không yêu cầu nộp lệ phí nhà nước. Đây là một bước tiến quan trọng nhằm đơn giản hóa thủ tục hành chính và khuyến khích doanh nghiệp trong nước nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thủ tục tự công bố, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần phải chi các khoản phí để thực hiện kiểm nghiệm sản phẩm, dịch nhãn phụ, xây dựng các chỉ tiêu, làm hồ sơ tự công bố, v.v… những thủ tục trên yêu cầu sự chính xác cao và tuân thủ nghiêm ngặt các trình tự theo quy định pháp luật.
Để đảm bảo hồ sơ tự công bố của quý doanh nghiệp được thực hiện đúng quy trình và tránh các rủi ro có thể gặp phải, chúng tôi khuyến khích quý khách liên hệ với Luật Việt An để được hỗ trợ thủ tục công bố trọn gói nhanh chóng và hiệu quả nhất.
Thời gian thực hiện tự công bố
Xây dựng chỉ tiêu: 01-02 ngày làm việc/ phụ thuộc số lượng sản phẩm
Dịch nhãn: 02-03 ngày làm việc
Kiểm nghiệm: 07-10 ngày làm việc/ thời gian kiểm nghiệp phụ thuộc sản phẩm
Soạn thảo bản tự công bố: 01 ngày làm việc phụ thuộc số lượng sản phẩm
Thời gian công bố: 07-10 ngày làm việc
Các giấy phép liên quan khi đưa thực phẩm ra thị trường
Khi đưa thực phẩm ra thị trường, các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh cần tuân thủ nhiều quy định pháp lý nhằm đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng. Dưới đây là tổng quan về các giấy phép cần thiết khi đưa thực phẩm ra thị trường
Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Theo Luật An toàn thực phẩm 2010, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm nếu thuộc trường hợp phải xin giấy phép theo quy định. Giấy chứng nhận này đảm bảo rằng cơ sở đã đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân sự để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật (nếu có): Đây là giấy chứng nhận do Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp, xác nhận sản phẩm đã qua kiểm dịch và đảm bảo an toàn khi lưu thông trên thị trường.
Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu thực phẩm nhập khẩu): Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực phẩm. Giấy chứng nhận này thường do Bộ Công thương cấp nếu thực phẩm có xuất xứ từ Việt Nam muốn xuất khẩu ra nước ngoài.
Công bố thực phẩm chức năng tại Việt Nam
Căn cứ khoản 23 Điều 2 Luật An toàn thực phẩm năm 2010, thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm bớt nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
Thực phẩm bổ sung;
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
Thực phẩm dinh dưỡng y học.
Khác với các loại thực phẩm thông thường có thể chỉ cần thực hiện thủ tục tự công bố, thực phẩm chức năng thuộc nhóm thực phẩm đặc biệt thực hiện quản lý theo quy định phải đăng ký với cơ quan nhà nước khi công bố (trừ thực phẩm bổ sung). Cụ thể, theo Điều 6 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh thực phẩm chức năng phải đăng ký bản công bố sản phẩm đối với các loại thực phẩm chức năng sau:
Một số câu hỏi liên quan
Tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên thì nộp công bố sản phẩm như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, khoản 2 Điều 1 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP thì trường hợp tổ chức, cá nhân có từ 02 cơ sở sản xuất trở lên cùng sản xuất thực phẩm thì tổ chức, cá nhân chỉ nộp hồ sơ tại một cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có cơ sở sản xuất do tổ chức, cá nhân lựa chọn.
Bản tự công bố sản phẩm có bắt buộc phải nộp cho cơ quan nhà nước không?
Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 3 Nghị định 155/2018/NĐ-CP, doanh nghiệp không bắt buộc phải nộp bản tự công bố sản phẩm đến cơ quan quản lý nhà nước. Thay vào đó, doanh nghiệp có thể thực hiện công bố sản phẩm trên Hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về an toàn thực phẩm. Điều này giúp giảm bớt thủ tục hành chính và tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp trong quá trình tự công bố sản phẩm.
Không công bố sản phẩm thực phẩm có bị xử phạt không?
Theo khoản 2 Điều 3 và khoản 4 Điều 20 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 124/2021/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm thực phẩm mà không có bản tự công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật, họ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính. Mức phạt tiền có thể từ 40 – 50 triệu đồng đối với cá nhân hoặc từ 80 – 100 triệu đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể phải chịu các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như:
Hình thức xử phạt bổ sung: Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất từ 01 – 03 tháng.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc thu hồi; buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế, hoặc buộc tiêu hủy sản phẩm thực phẩm vi phạm.
Cần phải tự công bố lại thực phẩm khi nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân phải tự công bố lại sản phẩm thực phẩm khi có những thay đổi sau:
Thay đổi về tên sản phẩm.
Thay đổi về xuất xứ sản phẩm.
Thay đổi về thành phần cấu tạo sản phẩm.
Trong trường hợp có sự thay đổi khác, tổ chức, cá nhân chỉ cần thông báo bằng văn bản về nội dung thay đổi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và có thể tiếp tục sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngay sau khi gửi thông báo.
Dịch vụ tư vấn tự công bố thực phẩm của Công ty luật Việt An
Tư vấn điều kiện, quy trình, thủ tục liên quan đến thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm.
Phân tích chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm; đại diện khách hàng kiểm nghiệm tại đơn vị có chức năng.
Dịch nhãn hàng hóa, lập thông tin nhãn phụ hàng hóa.
Soạn thảo bản tự công bố sản phẩm thực phẩm.
Đại diện khách hàng nộp và theo dõi hồ sơ tự công bố đến khi được công bố.
Dịch vụ xin Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm;
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu liên quan đến sản phẩm thực phẩm.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về dịch vụ tư vấn tự công bố thực phẩm. Quý khách có nhu cầu tư vấn thủ tục tự công bố sản phẩm thực phẩm vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn tốt nhất!