Tiêu chuẩn nhân lực tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Thực tiễn tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế tại Việt Nam đã phản ánh sự thiếu hụt lớn về nguồn nhân lực về mặt số lượng và chất lượng. Việc xây dựng nguồn nhân lực ổn định, đủ và mạnh để tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế là vô cùng cấp bách. Vậy, tiêu chuẩn nhân lực tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cần phải xem xét đó là gì, hãy cùng Công ty Luật Việt An tìm hiểu.

Phán quyết

Thực trạng về tiêu chuẩn của nguồn nhân lực pháp luật tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Nhóm tiêu chuẩn của thẩm phán

Tiêu chuẩn học vấn

Tiêu chuẩn tối thiểu đối với trình độ học vấn của thẩm phán tại hầu hết các quốc gia là tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật.

Tại một số nước trên thế giới, về tiêu chuẩn học vấn của thẩm phán lại khá linh hoạt về yêu cầu bằng cấp đối với người được bổ nhiệm thẩm phán, chẳng hạn Trung Quốc cho phép người đảm nhiệm chức danh thẩm phán có thể tốt nghiệp các trường cao đẳng không phải chuyên ngành luật nhưng phải có kiến thức chuyên môn về pháp luật và có thời gian làm công tác tòa đủ 3 năm; hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành luật và có thời gian làm công tác tòa án đủ 2 năm.

Một số quốc gia quy định rất nghiêm ngặt về tiêu chuẩn chuyên môn của thẩm phán, thẩm phán được tuyển chọn thông qua các kì thi khắt khe. Trường hợp của Đức và Nhật Bản là những trường hợp điển hình. Cả hai quốc gia đều quy định ứng viên phải vượt qua hai lần thi đạt tiêu chuẩn mới được nhận chức danh thẩm phán.

Tại Việt Nam, pháp luật quy định rõ về tiêu chuẩn chung đối với thẩm phán, theo đó người được bổ nhiệm làm thẩm phán phải có trình độ cử nhân luật, có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành luật do các trường đại học trong nước có chức năng đào tạo về chuyên ngành luật theo quy định của pháp luật; đã được đào tạo về nghiệp vụ xét xử; có thời gian làm công tác pháp luật. Ngoài ra quy định mở trong trường hợp người không công tác tại các tòa nhưng giữ chức vụ quan trọng tại các cơ quan chức năng cấp cao có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Tiêu chuẩn tiếng Anh pháp lý
  • Các tranh chấp thương mại quốc tế đều có yếu tố nước ngoài, trong khi ngôn ngữ quốc tế thông dụng nhất được sử dụng là tiếng Anh. Do đó, để xét xử các vụ tranh chấp thương mại quốc tế thì các tiêu chuẩn về tiếng Anh pháp lí cũng là yêu cầu thiết yếu đối với các thẩm phán tại các nước mà tiếng Anh không phải là ngôn ngữ gốc.
  • Tại Đức, các khóa học ngôn ngữ nước ngoài là một phần trong chương trình đào tạo thẩm phán và thường các bài kiểm tra kĩ năng ngôn ngữ này bằng tiếng Anh.
  • Tại Việt Nam, tiếng Anh là yêu cầu bắt buộc trong kì thi tuyển công chức làm việc tại Tòa án. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn cần đạt được trong kì thi này chỉ là tiếng Anh căn bản, chưa đạt tiêu chuẩn tiếng Anh pháp lí để các công chức này sau khi trở thành thẩm phán có thể thực hành và sử dụng trong các phiên xét xử.
Tiêu chuẩn kĩ năng nghề nghiệp

Các kĩ năng tư pháp thường bao gồm các kĩ năng bổ trợ cho thẩm phán để đưa ra quyết định công bằng và đúng hạn.

Một số nghiên cứu của Khối nghiên cứu tư pháp đưa ra công cụ đánh giá đào tạo và giáo dục tư pháp cho các quốc gia Liên minh Châu Âu, các kĩ năng bao gồm

  • Những kĩ năng pháp lý kĩ năng đọc án, kĩ năng đặt câu hỏi, khả năng điều hành phiên tòa, kĩ năng giao tiếp với nhân chứng, kĩ năng viết án.
  • Những kĩ năng tư pháp như kĩ năng xử lí vấn đề với công chúng và truyền thông; kĩ năng xử lí các vụ án được hướng dẫn bởi ngôn ngữ nước ngoài hoặc kĩ năng sử dụng công nghệ hoặc các phương pháp làm việc liên quan tới nhân chứng và chứng cứ.

Tại Hoa Kỳ, pháp luật không quy định tiêu chuẩn cụ thể về kĩ năng để lựa chọn thẩm phán, thường thẩm phán sẽ được chọn từ các luật sư giỏi có nhiều năm kinh nghiệm trong việc thực hành luật, vì vậy những thẩm phán này đã trải qua các khóa học kĩ năng khi tham gia chương trình học đại học, cũng như thực hành các kĩ năng trong quá trình làm luật sư.

Tại Việt Nam, thì điều kiện cần là đối tượng đó phải được đào tạo về nghiệp vụ xét xử tại Học viện tư pháp. Chương trình đào tạo kĩ năng là một phần quan trọng chiếm 60% nội dung của Chương trình đào tạo nghiệp vụ xét xử, bao gồm ba môn học: Kĩ năng giải quyết vụ án hình sự; kĩ năng giải quyết vụ án dân sự; kĩ năng giải quyết vụ án hành chính. Đây là các môn học trang bị các kĩ năng cần thiết: kĩ năng thụ lí, điều tra thu thập chứng cứ, nghiên cứu hồ sơ, xét xử phiên tòa sơ thẩm, ra bản án hoặc quyết định giải quyết vụ án. Như vậy, các khóa học này chủ yếu tập trung trang bị cho thẩm phán các kĩ năng áp dụng trước phiên xét xử và trong phiên tòa, những kĩ năng mềm khác lại không được đề cập.

Nhóm tiêu chuẩn của trọng tài

Tiêu chuẩn học vấn

Luật mẫu về trọng tài thương mại quốc tế của Ủy ban Liên hợp quốc về Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL), Quy tắc trọng tài của Phòng thương mại và công nghiệp quốc tế (ICC) không quy định cụ thể về tiêu chuẩn chuyên môn đối với trọng tài viên mà để mở cơ chế cho các bên tranh chấp tự quyết định người đủ uy tín và trình độ có thể giải quyết tranh chấp. Trường hợp các bên không thỏa thuận được về trọng tài thứ 3 thì tòa án sẽ bổ nhiệm nhưng trên cơ sở xem xét các yếu tố liên quan tới quốc tịch, cư trú hoặc tính độc lập vô tư của trọng tài.

Tại Trung tâm trọng tài quốc tế Singapore, các tiêu chuẩn tối thiểu để trở thành trọng viên trung tâm đó là: tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, có ít nhất 10 năm kinh nghiệm, là thành viên của Chartered Institute of Arbitrators, Singapore Institute of Arbitrators hoặc các tổ chức trọng tài chuyên nghiệp tương đương, có kinh nghiệm làm trọng tài trong năm vụ án hoặc nhiều hơn, đưa ra được ít nhất hai phán quyết trọng tài thương mại, ở độ tuổi 30-75 tuổi. Do đây là tiêu chuẩn tối thiểu, trong quá trình tuyển chọn còn tùy thuộc vào ý chí chủ quan của Trung tâm trọng tài.

Tại Việt Nam, tiêu chuẩn chung đối với trọng tài viên được quy định tại Luật trọng tài thương mại năm 2010, đó là phải có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên. Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng yêu cầu nêu trên, cũng có thể được chọn làm trọng tài viên. Việc cá nhân đáp ứng đầy đủ các điều kiện không đảm bảo rằng cá nhân đó sẽ đương nhiên được trung tâm kết nạp trọng tài viên. Việc xem xét kết nạp một cá nhân làm trọng tài viên thuộc thẩm quyền của các tổ chức trọng tài.

Tiêu chuẩn kĩ năng nghề nghiệp

Một số nước trên thế giới, Tổ chức trọng tài Hoa Kỳ cũng chỉ đề ra các yêu cầu đối với các trọng tài, bao gồm kĩ năng điều hành phiên xét xử, kĩ năng đánh giá chứng cứ và lời khai của các bên.

Nhìn chung, các trung tâm trọng tài thường quy định khá chung chung các tiêu chuẩn liên quan tới kinh nghiệm, phần quyết định xem trọng tài viên có đủ tiêu chuẩn kĩ năng hay không phụ thuộc vào sự xét duyệt tùy ý của các trung tâm.

Nhóm tiêu chuẩn của luật sư

Tiêu chuẩn học vấn

Ở tiêu chuẩn học vấn, thường thì được chia thành hai nhóm:

  • Có trình độ cử nhân hoặc tương đương.
  • Không có trình độ cử nhân và tương đương

Với nhóm trình độ cử nhân hoặc tương đương. Tại đây, “cử nhân luật” được hiểu theo nghĩa rộng, theo đó họ là những người được đào tạo luật dài hạn tại các cơ sở đào tạo và được cấp bằng cử nhân về luật học. Tiêu chuẩn này được coi là điều kiện học vấn tối thiểu, ứng cử viên luật sư có thể có trình độ học vấn cao hơn cử nhân luật. Hiện nay có rất nhiều nước đang áp dụng tiêu chuẩn cử nhân luật, trong đó có Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, … Với tiêu chuẩn cử nhân chuyên ngành tương đương và được đào tạo luật, theo đó ứng cử viên luật sư trước khi theo học chuyên môn luật bắt buộc phải có bằng cử nhân một chuyên ngành khác, hoặc người đã có bằng cử nhân chuyên ngành khác có thể tham gia khóa học về luật.

Với nhóm không có trình độ cử nhân và tương đương. Một số tiểu bang tại Hoa Kỳ như California, Michigan, … là một trong những ví dụ tiêu biểu trong việc đưa ra các tiêu chuẩn mở, theo đó ứng cử viên không nhất thiết phải có bằng cử nhân, mà chỉ cần hoàn thành tối thiểu 2 năm học tập ở trường đại học hoặc chứng minh một thành tựu trí tuệ tương đương.

Nhìn chung, khi áp dụng tiêu chuẩn trình độ học vấn của luật sư, các nước chưa đặt ra đồi hỏi về hiểu biết pháp luật trong từng lĩnh vực cụ thể. Vì vậy, luật sư tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cũng sẽ phải có các tiêu chuẩn học vấn như luật sư trong các lĩnh vực khác. Tuy nhiên kiến thức pháp luật về thương mại quốc tế được tích lũy trong quá trình đào tạo sẽ đóng vai trò quan trọng trong các kì sát hạch tiếp theo để được cấp chứng chỉ hành nghề.

Tiêu chuẩn kĩ năng nghề nghiệp

Tiêu chuẩn này yêu cầu các ứng cử viên luật sư phải tham gia khóa đào tạo luật sư tại các cơ sở đào tạo do Nhà nước quy định. Cụ thể như ở Việt Nam, cử nhân luật muốn trở thành luật sư phải tham gia khóa đào tạo luật sư tại các cơ sở đào tạo do Nhà nước quy định với thời gian 12 tháng. Hay tại Nhật Bản, ứng cử viên luật sư cũng phải tham gia và được cấp chứng chỉ trong các khoá đào tạo do Bộ tư pháp tổ chức. Tại Singapore, ứng cử viên luật sư phải tham gia và hoàn thành các khoá học thực hành và các khoá học cơ bản theo yêu cầu của Học viện đào tạo pháp luật Singapore.

Tiêu chuẩn kiến thức pháp luật chuyên sâu

Ứng cử viên luật sư phải có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân ngành khác và đã được đào tạo luật. Ở nhiều nước, sau khi cử nhân luật đã hoàn thành khóa đào tạo nghề nghiệp và thực hành nghề nghiệp thì có thể trờ thành luật sư. Tuy nhiên ở nhiều nước, kì sát hạch của Hiệp hội luật sư là tiêu chuẩn quan trọng nhất thể hiện kiến thức chuyên môn về pháp luật và kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp của ứng cử viên luật sư.

Đây được coi là cánh cửa khó khăn nhất đối với người muốn hành nghề luật sư. Trên thực tế có rất nhiều cử nhân luật không thể vượt qua kì sát hạch này.

Tiêu chuẩn tiếng Anh pháp lí

Đây là tiêu chuẩn yêu cầu ứng cử viên phải có khả năng sử dụng ngôn ngữ Anh phục vụ cho nghề nghiệp ở trình độ nhất định. Nếu là luật sư tư vấn thì thì tiếng Anh pháp lí giúp luật sư nghiên cứu hồ sơ và giao tiếp với khách hàng. Nếu là luật sư tranh tụng, tiếng Anh pháp lí giúp luật sư nghiên cứu hồ sơ, giao tiếp với các đối tượng và tranh tụng.

Tiêu chuẩn tiếng Anh pháp lí không được đặt ra với tư cách là tiêu chuẩn bắt buộc như các tiêu chuẩn khác, hay nói cách khác, đây là tiêu chuẩn mang tính thực tiễn mà không phải tiêu chuẩn luật định.

Đề xuất các tiêu chuẩn của nguồn nhân lực pháp luật tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế

Tiêu chuẩn của thẩm phán

Các tiêu chuẩn đựat ra với thẩm phán tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế cần có:

  • Có trình độ cử nhân luật chính quy, trong chương chình đào tạo được tham gia học ít nhất 10 tín chỉ về chuyên môn luật thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Được đào tạo và có khả năng sử dụng các kĩ năng cần thiết và kĩ năng mềm phục vụ cho công việc của thẩm phán.
  • Có tư cách đạo đức tốt, tuân thủ các quy tắc đạo đức thẩm phán khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
  • Có trình độ tiếng Anh đạt mức 5.5 IELTS hoặc tương đương và được đào tạo tiếng Anh pháp lí tối thiểu 100 giờ.

Tiêu chuẩn của trọng tài

Trọng tài có thể được coi là nguồn nhân lực tham gia mạnh mẽ vào giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế. Các bên tranh chấp khi đưa tranh chấp ra nước trọng tài thường kì vọng ở trọng tài viên những chuẩn mực cao hơn thẩm phán như: trình độ chuyên môn sâu, tinh thần làm việc khách quan, độc lập và trình độ tiếng Anh pháp lí tốt ở mức có thể sử dụng để xét xử. Do đó trọng tài cần những tiêu chuẩn cơ bản sau:

  • Có trình độ cử nhân luật thương mại quốc tế hoặc cử nhân luật kinh tế, cử nhân luật mà trong chương trình đào tạo có tối thiểu 20 tín chỉ đào tạo về chuyên môn luật đầu tư, luật thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế.
  • Được đào tạo và có kahr năng sử dụng thành thục ác kĩ năng luật gia cơ bản.
  • Có tư cách đạo đức tốt, độc lập trung thực và tuân thủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp.
  • Có trình độ Tiếng Anh đạt mức 6.5 IELTS hoặc tương đương và được đào tạo tiếng Anh pháp lí tối thiểu 150 giờ.

Tiêu chuẩn của Luật sư

Các tiêu chuẩn tối thiểu của luật sư tham gia giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế:

  • Về trình độ học vấn: Ứng cử viên có trình độ cử nhân chính quy các chuyên ngành: Luật thương mại quốc tế; hoặc Luật, luật kinh tế, luật quốc tế và các ngành luật khác mà trong chương trình đào tạo có tối thiểu 20 tín chỉ đào tạo về chuyên môn luật đầu tư, luật thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế; Hoặc ứng cử viên có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ luật học.
  • Được đào tạo và có khả năng sử dụng thành thục các kĩ năng luật gia cơ bản.
  • Có tư cách đạo đức tốt, tuân thủ Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp.
  • Có trình độ tiếng Anh đạt mức 6.5 IELTS hoặc tương đương và được đào tạo tiếng Anh pháp lí tối thiểu 150 giờ

Quý khách hàng có bất vướng mắc về pháp luật dân sự, pháp luật doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO