Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của doanh nghiệp logistics

Theo quy định của pháp luật thì bồi thường thiệt hại là một trong những phương thức bảo vệ khi quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân bị xâm phạm. Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác). Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics khi thực hiện hoạt động dịch vụ gặp phải rất nhiều rủi ro dẫn đến thiệt hại đến hàng hóa của khách hàng. Do đó, để bảo vệ quyền lợi của các chủ thể và bảo vệ lợi ích của chủ thể kinh doanh dịch vụ logistics, pháp luật quy định về việc giới hạn trách nhiệm của thương nhân trong việc bồi thường thiệt hại.

Theo quy định tại Nghị định số 163/2017/NĐ-CP quy định về kinh doanh dịch vụ logistics, giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định.

Tuy nhiên không phải mọi trường hợp đều được áp dụng quy định về giới hạn trách nhiệm. Đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra (đã được chứng minh) thì chủ thể đó không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Giới hạn trách nhiệm được quy định tại Điều 5 Nghị định chỉ được áp dụng khi không có quy định của pháp luật chuyên ngành và các bên không có thỏa thuận. Theo đó, nếu các bên không thỏa thuận thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

  • Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
  • Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.

Giới hạn trách nhiệm đối với trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics tổ chức thực hiện nhiều công đoạn có quy định giới hạn trách nhiệm khác nhau là giới hạn trách nhiệm của công đoạn có giới hạn trách nhiệm cao nhất.

Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 02 năm 2018 và thay thế Nghị định số 140/2007/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO