Tư vấn chia thừa kế đối với bất động sản

Ngày: 11/09/2018

Thứ nhất : Tôi là bị đơn trong chia di sản thừa kế , luật sư cho tôi hỏi như sau :

Bố mẹ tôi sinh được sáu người con ,bố tôi mất năm 1992 , mẹ tôi mất năm 2009, chị gái tôi mất năm 1994 , đến năm 2014 tôi rở nhà của bố mẹ tôi do tôi tôn tạo nhiều lần đến nay đã dột nát thì các anh chị tôi khởi kiện đòi chia di sản thừa kế thì tòa phúc thẩm đã xử ngày 9 – 9 – 2015 cụ thể xử là nửa đất của bố tôi là 537 m2 là hết thời gian khởi kiện , tòa trích 48 m2  cho anh cả và chị gái làm ngõ đi còn lại giao cho tôi quản lý , số đất còn lại thì trích cho tôi 70 m2 công tôn tạo , còn lại chia cho 5 anh chị em còn sống , nhưng bản án thì sai nhiều về số liệu , diện tích của anh cả và chị gái thì thừa , diện tích của tôi thì thiếu , kích thước các chiều thì sai so với trích lục nên chi cụ thi hành án không thể thi hành án được , cho đến nay cả thi hành án đã gửi văn bản sai sót về số liệu và tôi cũng có đơn đề nghị tòa án cấp phúc thẩm trả lời và chỉnh sửa nhưng tòa án vẫn chưa có bản án chỉnh sửa , nay anh chị tôi lại khởi kiện đòi chia tài sản chung do bố tôi để lại , hôm 18 – 5 -2018 tòa có gửi giấy thông báo cho tôi ở nhà để tòa về đo thẩm định thì tôi không nhận giấy và tôi phản đối vì bản án của tòa phúc thẩm sai về số liệu như tôi đã nêu ,tôi cũng có đơn ra tòa giải thích vì lý do tôi phản đối vì tôi đang gửi đơn lên tòa phúc thẩm đề nghị chỉnh sửa lại bản án. nhưng đến nay tòa án sơ thẩm đã xử trộm không thông báo cũng không có giấy mời tôi tham gia xét xử, đến nay tôi mới nhận được giấy của chi cục thi hành án huyện Nga Sơn gửi giấy yêu cầu nộp án phí thì tôi mới biết tòa đã xử mà cũng không rõ xử vào ngày nào? Nếu tòa xử đúng thì dựa vào điều luật nào? Cho tôi hỏi nếu tôi nhận quyết định của tòa xủ sai, tôi có làm đơn kháng cáo trong trường hợp này được không? Khi tôi không được nhận giấy thông báo dự phiên tòa và cũng không được dự phiên tòa để bảo vệ quyền lợi của tôi.

Thứ hai : còn anh tôi làm trưởng ban tư pháp xã lợi dụng chức vụ làm giấy chứng tử sai của chị gái tôi ,và của bố tôi sai như sau : Bố tôi chết năm 1992 thì anh tôi khai mất năm 1993 , chị gái tôi chết năm 1994 thì anh tôi khai chết năm 1992 . Để trục lợi di sản thừa kế thì tôi gửi kiện đến cơ quan nào?

Theo những thông tin bạn cung cấp, Luật Việt An xin tư vấn sơ bộ cho bạn như sau:

Căn cứ pháp lý:

  • Bộ luật dân sự (BLDS) 2005;
  • Bộ luật dân sự 2015;
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2004;
  • Bộ luật tố tụng dân sự 2015;
  • Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP.

Về bản án năm 2015:

Trước hết: Đối với vụ việc được xét xử vào năm 2015 khi BLDS mới 2015 chưa có hiệu lực nên việc xét xử vụ việc sẽ căn cứ vào BLDS 2005.

Theo như thông tin mà bị đơn cung cấp, chỉ có phần đất là di sản của bố bị đơn là đang có tranh chấp. Phần đất là di sản của mẹ bị đơn mất năm 2009 không có tranh chấp.

Theo quy định của BLDS 2005 tại điều 645 quy định: Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Đến năm 2015 đã là quá thời hạn khởi kiện do đó các bên không thể yêu cầu tòa án chia thừa kế, xác lập quyền thừa kế nữa.

Thực tế bị đơn chỉ bắt đầu xây nhà ở, tôn tạo trên phần đất di sản từ năm 2014 (chiễm hữu đất làm nhà ở không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, công khai) tuy nhiên chưa đủ thời gian để xác lập quyền sở hữu đối với tài sản.

Trong trường hợp này, do đã quá thời hạn khởi kiện căn cứ nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP, thì có thể không áp dụng thời hiệu chia thừa kế khi:

“ … sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

a3, Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung”.

Do đó, sau khi kết thúc thời hạn yêu cầu chia thừa kế thì các bên vẫn có thể được chia tài sản chung của các thừa kế. Về cơ bản khi chia tài sản chung sẽ áp dụng nguyên tắc chia đều.

Tuy nhiên, việc chia của tòa án còn nhiều vướng mắc: về chia 48 m2 làm ngõ, chia đất cho từng người.

Thực tế đến nay, bản án năm 2015 vẫn không thể thực hiện, các bên tiếp tục kiện đòi chia tài sản, về cơ bản việc chia di sản vẫn chưa được giải quyết và nhiều khả năng bản án cũ (2015) không thể thi hành được.

Kiện đòi di sản năm 2018

Đến nay do bản án cũ của tòa án vẫn chưa thực hiện được, vẫn còn đang có những tranh chấp. Khi anh chị bị đơn nộp đơn kiện đòi chia di sản thì sẽ áp dụng luật BLDS mới 2015 (căn cứ áp dụng hiệu lực trở về trở về trước của văn bản quy pháp pháp luật). Hiện nay luật dân sự 2015 đã có hiệu lực, với các quy định rõ ràng đối với vụ việc của nguyên đơn. Cụ thể:

Theo điều 623 Bộ luật dân sự 2015 thì: Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản. Do đó, phần đất của bố bị đơn được chia theo pháp luật: chia đều cho 6 người con của người để lại di sản, đối với người con mất 1994 vẫn được chia thừa kế theo diện người thừa kế thế vị ( tham khảo điều 652 BLDS 2015).

Do đó, như bị đơn trình bày, anh trai bị đơn có hành vi khai tử sai năm, do người được nhận thừa kế phải là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế, nôm na là phải còn sống tại thời điểm người để lại di sản chết. Do đó, khi khai tử sai năm nhằm mục đích để người con mất năm 1994 mất trước bố ( người để lại di sản) thì người con đó sẽ không được chia thừa kế (dù có người kế thế vị). Khi đó, di sản của người mất sẽ chia 5 phần mà không phải là 6 phần.

Đối với thủ tục xét xử của tòa

Thứ nhất, đối với khiếu nại của bị đơn về bản án năm 2015 đến nay vẫn chưa có phản hồi từ tòa án: chấp nhận, bác bỏ, yêu cầu bổ sung hồ sơ. Thực tế, đối với bản án phúc thẩm thì bị đơn chỉ có quyền thông báo bằng văn bản cho tòa án hoặc viện kiểm sát mà không có quyền kháng nghị bản án phúc thẩm (theo bộ luật tố dụng dân sự 2004 có hiệu lực vào năm 2015). Do đó, có thể thông báo của bị đơn đã không được chấp thuận.

Thứ hai: Về việc tòa xét xử vắng mặt bị đơn

Theo quy định của điều 227, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/7/2016) thì:

  • Tòa triệu tập lần 1 nhưng bị đơn vắng mặt mà không có yêu cầu xét xử vắng mặt, hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa
  • Tòa triệu tập lần 2, bị đơn vắng mặt, bị đơn không có yêu cầu phản tố thì tòa án tiến hành xét xử vắng mặt

Do đó, trong trường hợp này tòa án đã căn cứ vào việc triệu tập lần 2 mà bị đơn không có mặt để xét xử. Tuy nhiên, thực tế bị đơn không hề nhận được giấy triệu tập của tòa án. Việc này có dấu hiệu hoạt động mập mờ của tòa án, có lẽ tòa án đã bỏ qua triệu tập bị đơn hai lần để có lý do xét xử vắng mặt bị đơn hoặc do có triệu tập mà bị đơn không nhận được.

Hướng giải quyết:

Theo quy định pháp luật: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, do đó trước hết bị đơn cần yêu cầu được nhận bản án sơ thẩm.

Trường hợp, bản án sơ thẩm có sai xót, bị đơn có thể làm đơn kháng cáo lên cấp sơ thẩm theo thủ tục kháng cáo quá hạn (thời gian kháng cáo là quá 15 ngày kể từ ngày bản án sơ thẩm có hiệu lực).

Quy trình kháng cáo:

Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo.

Thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định.

Lời khuyên đối với bị đơn:

Với những quy trình phức tạp của tố tụng, cũng như những dấu hiệu sai lệch của tòa án địa phương, văn phòng khuyên bị đơn nên ủy quyền cho luật sư, người có chuyên môn giúp mình thực hiện các thủ tục và tham gia tố tụng, đảm bảo quyền lợi của bị đơn.

Đối với hành vi làm giả giấy tờ của anh bị đơn:

Hành vi của anh bị đơn có dấu hiệu cấu thành tội giả mạo trong công tác, được quy định tại điều 359, bộ luật hình sự 2015, cụ thể: Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi: sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu; làm, cấp giấy tờ giả; thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, trường hợp làm giả từ 02 giấy tờ có thể bị phạt tù theo khung tăng nặng từ 03 năm đến 10 năm. Do đó, khi thực hiện quy trình tố tụng dân sự, tòa xét xử dân sự có thể chuyển nội dung vi phạm hình sự sang tòa án xét xử hình sự mà không cần bị đơn yêu cầu. Tuy nhiên, bị đơn cũng có thể gửi đơn khởi kiện tới tòa án hình sự yêu cầu tòa giải quyết vụ án.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật đất đai

    Tư vấn pháp luật đất đai

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title