Trong bối cảnh nhu cầu sử dụng năng lượng tái tạo ngày càng tăng, điện mặt trời mái nhà đang trở thành giải pháp tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, việc lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà không chỉ đơn thuần là lựa chọn công nghệ và chi phí, mà còn liên quan chặt chẽ đến các quy định pháp luật. Trong bài viết này, Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin tư vấn pháp luật điện mặt trời mái nhà giúp bạn tránh những rủi ro pháp lý khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà.
Điện mặt trời mái nhà là gì?
Tại khoản 1, 3 và 4 Điều 3 Nghị định 135/2024/NĐ-CP, điện mặt trời mái nhà được giải thích như sau:
Điện mặt trời mái nhàlà điện được sản xuất từ các tấm quang điện theo nguyên lý biến đổi từ quang năng thành điện năng, thông qua kết cấu xây dựng nhằm lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng, kết nối với thiết bị điện và phục vụ trực tiếp cho hoạt động phát điện.
Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gialà điện mặt trời mái nhà để sản xuất, cung cấp điện cho phụ tải tại chỗ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia hoặc cung cấp điện cho phụ tải tại chỗ có liên kết vật lý với hệ thống điện quốc gia.
Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ không đấu nối với hệ thống điện quốc gialà điện mặt trời mái nhà để sản xuất, cung cấp điện cho phụ tải tại chỗ không đấu nối với hệ thống điện quốc gia và cung cấp điện cho phụ tải tại chỗ không liên kết vật lý với hệ thống điện quốc gia.
Nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự sản xuất
Tại Điều 4 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định các nguyên tắc phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự sản xuất gồm:
Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng giữa các đối;
Hoạt động mua bán sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thực hiện theo quy định tại Nghị định này;
Công suất phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia tại mỗi địa phương phải phù hợp với quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP, không bao gồm điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ tại các huyện, xã hải đảo có lưới điện nhưng chưa đấu nối, liên kết với hệ thống điện quốc gia;
Công trình xây dựng trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải bảo đảm đã tuân thủ quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, đất đai, môi trường, an toàn, phòng cháy chữa cháy. Phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ phải tuân thủ quy định pháp luật về an toàn điện, đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng cháy chữa cháy;
Trong quá trình đầu tư xây dựng điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, tổ chức, cá nhân không sử dụng các tấm quang điện, thiết bị chuyển đổi điện một chiều thành điện xoay chiều nhập khẩu đã qua sử dụng;
Điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ được vận hành bảo đảm an toàn hệ thống điện quốc gia bình đẳng như các nguồn điện năng lượng tái tạo khác (điện mặt trời, điện gió).
Quy định về lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia
Tại Điều 7 Nghị định 135/2024/NĐ-CP quy định về lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia như sau:
Tổ chức, cá nhân khi thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ thông báo hoặc đăng ký theo quy định tại Nghị định 135/2024/NĐ-CP;
Tổ chức, cá nhân lựa chọn phát hoặc không phát sản lượng điện dư (nếu có) của điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ vào hệ thống điện quốc gia;
Tổ chức, cá nhân căn cứ quy mô, sản lượng điện tiêu thụ để thực hiện phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, bảo đảm công suất phát triển nhỏ hơn hoặc bằng tổng công suất lắp đặt của phụ tải hiện có (phù hợp với sản lượng điện tiêu thụ tại 12 tháng gần nhất);
Đối với điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 100 kW trở lên, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm trang bị các thiết bị, phương tiện kết nối với hệ thống thu thập, giám sát, điều khiển theo yêu cầu kỹ thuật do Tập đoàn Điện lực Việt Nam công bố công khai.
Quy trình thực hiện
Đối với công suất lắp đặt dưới 100 kW
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 135/2024/NĐ-CP Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, nhà ở riêng lẻ phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt dưới 100 kW thực hiện:
Thông báo theo Mẫu số 04tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến Sở Công Thương và đơn vị điện lực địa phương;
Thông báo theo Mẫu số 04tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan quản lý về xây dựng, phòng cháy chữa cháy tại địa phương để quản lý, theo dõi, hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đối với công suất lắp đặt từ 100 kW đến dưới 1.000 kW
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 135/2024/NĐ-CP Tổ chức, cá nhân trước khi lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có công suất lắp đặt từ 100 kW đến dưới 1.000 kW thực hiện:
Thông báo theo Mẫu số 04tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này kèm hồ sơ thiết kế đến Sở Công Thương;
Thông báo theo Mẫu số 04tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến cơ quan quản lý về xây dựng, phòng cháy chữa cháy tại địa phương để quản lý, theo dõi, hướng dẫn thực hiện theo quy định của pháp luật;
Thông báo theo Mẫu số 04tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này đến đơn vị điện lực địa phương để quản lý, theo dõi, điều độ vận hành an toàn hệ thống điện. Trường hợp công suất thuộc quy hoạch, kế hoạch triển khai quy hoạch được phân bổ tại địa phương thì được bán điện dư theo quy định tại Nghị định này, trường hợp khác thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 Nghị định này.
Tư vấn pháp luật điện mặt trời mái nhà của Luật Việt An
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực pháp lý, Luật Việt An tự hào là đơn vị tiên phong trong cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật điện mặt trời mái nhà cho doanh nghiệp và cá nhân. Chúng tôi không chỉ cung cấp thông tin về quy định hiện hành mà còn đồng hành trong việc xây dựng hồ sơ pháp lý hoàn chỉnh, hỗ trợ quy trình thủ tục, và đảm bảo tính pháp lý của các hợp đồng liên quan đến hệ thống điện mặt trời. Dịch vụ tư vấn pháp luật về điện mặt trời mái nhà tại Luật Việt An bao gồm:
Tư vấn điều kiện pháp lý và thủ tục đầu tư;
Soạn thảo hợp đồng;
Rà soát các điều khoản pháp lý;
Giải quyết tranh chấp hợp đồng;
Xử lý khiếu nại.
Luật Việt An cam kết mang đến dịch vụ tư vấn pháp luật điện mặt trời mái nhà chuyên nghiệp, minh bạch và hiệu quả nhất. Chúng tôi luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và đảm bảo cung cấp các giải pháp tối ưu, đáp ứng đúng yêu cầu pháp lý và nhu cầu thực tế của từng dự án.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về vấn đề Tư vấn pháp luật điện mặt trời mái nhà. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!