Doanh nghiệp FDI (“Foreign Direct Investment”) là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Nhờ có sự thúc đẩy, tạo điều kiện nhằm thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta; cũng chính vì lý do này mà số lượng các doanh nghiệp FDI tại nước ta ngày càng nhiều. Do đó mà nhu cầu tư vấn pháp luật của những doanh nghiệp FDI này ngày càng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật lao động. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ giới thiệu tới quý khách hàng về dịch vụ tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp FDI.
Khái quát về pháp luật lao động
Hiện nay tại Việt Nam, pháp luật lao động được điều chỉnh bởi Bộ luật Lao động năm 2019 số 45/2019/QH14 do Quốc hội ban hành, có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021, các luật khác có liên quan, như: Luật An toàn vệ sinh lao động,… và các văn bản Nghị định, Nghị quyết cùng các Thông tư khác.
Pháp luật lao động là một hệ thống các quy định pháp luật có chức năng điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động, người học nghề, người tập nghề và người làm việc không có quan hệ lao động và người sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Cụ thể, pháp luật lao động sẽ quy định về các vấn đề sau:
Tiêu chuẩn lao động: là tập hợp các điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động tối thiểu được công nhận trong phạm vi áp dụng nhất định;
Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động;
Các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động;
Quản lý nhà nước về lao động.
Pháp luật lao động đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người lao động nói chung, nhằm hạn chế các tình trạng bị bóc lột sức lao động, người sử dụng lao động lạm quyền đối với người lao động.
Các vấn đề pháp lý về pháp luật lao động của doanh nghiệp FDI
Quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Việc thực hiện các loại bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp hiện nay của các doanh nghiệp FDI đang được quan tâm, chú ý rất nhiều. Nhà nước cũng đang thắt chặt tình trạng tham gia bảo hiểm của các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, tình trạng chênh lệch giữa mức tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội và mức lương thực tế của người lao động vẫn còn sự chênh lệch khá lớn.
Các doanh nghiệp FDI cần phải nắm rõ về các quy định của pháp luật lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhằm đảm bảo được các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đồng thời tuân thủ được quy định pháp luật, tránh việc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt.
Chính sách tiền lương, các chế độ phụ cấp và khen thưởng
Hiện nay, mặc dù nhận thức của người lao động về mối quan hệ lao động tại các doanh nghiệp FDI đã có những sự chuyển biến và được nâng cao rõ rệt và không còn tình trạng các doanh nghiệp áp đặt các chính sách, chế độ vào người lao động. Hầu hết các doanh nghiệp FDI hiện nay đã chuyển sang thực hiện cơ chế lương thưởng, thỏa thuận về chính sách tiền lương, chế độ phụ cấp và khen thưởng với người lao động.
Chính vì vậy mà các doanh nghiệp FDI hiện nay đang có xu hướng tập trung tới việc cải thiện chính sách lương thưởng đối với người lao động, nên nhu cầu được tư vấn về pháp luật lao động, đặc biệt về việc cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao thu nhập, hỗ trợ và chăm lo đời sống sức khỏe, tinh thần cho người lao động ngày càng tăng cao.
Đặc biệt, doanh nghiệp cần phải cân bằng giữa lợi nhuận của mình và chính sách lương, thưởng của người lao động để có thể xây dựng được thang lương, thưởng phù hợp nhất.
Tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp FDI
Vẫn còn nhiều doanh nghiệp FDI chưa thực hiện, thực hiện không đúng, không đủ các cam kết trong hợp đồng lao động, vi phạm quyền lợi của người lao động, dẫn tới vệc phát sinh những tranh chấp lao động hoặc tình trạng đình công. Một trong những lý do chính của tranh chấp giữa người lao động và doanh nghiệp FDI là việc trả lương, thưởng, chuyên cần; bảo hiểm xã hội, cách quản lý người lao động,…
Việc giải quyết tranh chấp này cần phải được thực hiện theo quy định của pháp luật và bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp FDI
Luật Việt An cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn về pháp luật cho doanh nghiệp FDI, bao gồm:
Dịch vụ soạn thảo hồ sơ nội bộ: hợp đồng lao động, hợp đồng thử việc, quy chế, lương thưởng, thỏa ước lao động tập thể,…;
Dịch vụ đăng ký thỏa ước lao động tập thể;
Dịch vụ tư vấn về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp, tiền lương;
Đại diện cho khách hàng để tiến hành thực hiện các thủ tục lao động, thủ tục liên quan tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Dịch vụ tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp FDI hiện nay của Luật Việt An rất đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng mà chúng tôi sẽ cung cấp được các biện pháp giải quyết vấn đề phù hợp, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng và tuân thủ các quy định của pháp luật lao động.
Ngoài những dịch vụ tư vấn theo vụ việc, Luật Việt An còn cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật lao động thường xuyên cho các doanh nghiệp, đảm bảo mọi chính sách của doanh nghiệp đều tuân thủ theo quy định.
Trên đây là phần cung cấp thông tin của Luật Việt An về tư vấn pháp luật lao động cho doanh nghiệp FDI. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu thêm chi tiết và sử dụng dịch vụ, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được nhận sự hỗ trợ tốt nhất.