Tư vấn soạn thảo hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

Trong quá trình sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có quyền cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu đó. Các bên thực hiện chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu phải xác lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu hay còn được gọi là hợp đồng li-xăng. Trên thực tế, các bên tham gia thực hiện chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu xác lập hợp đồng còn nhiều vướng mắc, dẫn đến tranh chấp không đáng có. Do đó, trong bài viết này, Công ty luật Việt An xin tư vấn quý khách hàng quan tâm về cách thức soạn thảo hợp đồng Li-xăng nhãn hiệu được chặt chẽ nhất.

Căn cứ pháp lý

Một hợp đồng Li-xăng nhãn hiệu được điều chỉnh bởi các văn bản pháp lý sau:

– Bộ luật dân sự năm 2015;

– Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;

– Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫnLuật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– Các văn bản khác có liên quan.

Hình thức hợp đồng

Khoản 2 Điều 141 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định hình thức đối với hợp đồng chuyển qyền sử dụng nhãn hiệu như sau: “Việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản”.

Theo đó, hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu bắt buộc phải xác lập dưới hình thức văn bản.

Dạng hợp đồng

Khi chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển một phần hoặc toàn bộ nhãn hiệu cho bên nhận. Do đó, pháp luật quy định một số dạng hợp đồng chuyển quyến sử dụng nhãn hiệu cho các bên lựa chọn bao gồm:

– Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

– Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với người khác;

– Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đó theo một hợp đồng khác.

Điều khoản cơ bản của hợp đồng

Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là một hợp đòng dân sự nên các điều khoản của hợp đồng do các bên tự do thỏa thuận, tuy nhiên hợp đồng vẫn cần có những điều khoản cơ bản theo quy định của pháp luật sơt hữu trí tuệ bao gồm:

  1. Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền: Các bên cần cung cấp cũng như tìm hiểu thông tin chính xác của các bên đối tác đưa ra để đảm bảo hiệu lực của hợp đồng.
  2. Căn cứ chuyển giao quyền sử dụng: Các bên thể hiện rõ nhãn hiệu được chuyển giao.
  3. Dạng hợp đồng: Các bên thống nhất lựa chọn một dạng hợp đồng trong các dạng hợp đồng phía trên.
  4. Phạm vi chuyển giao, gồm giới hạn quyền sử dụng, giới hạn lãnh thổ: Điều khoản này cần ghi nhận rõ về phạm vi nhãn hiệu chuyển giao; sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu mà bên nhận Li-xang được phép sử dụng. Về giới hạn lãnh thổ, thông thường, lãnh thổ này là lãnh thổ một quốc gia cụ thể nhưng cũng không loại trừ khả năng thỏa thuận bảo hộ trên lãnh thổ rộng hơn.
  5. Thời hạn hợp đồng: Các bên thỏa thuận rõ thời hạn Li-xăng.

Lưu ý, thời hạn Li-xăng phải nằm trong thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu chuyển giao. Bên cạnh đó, nếu là hợp đồng chuyển giao thứ cấp thì thời hạn này phải nằm trong thời hạn hợp đồng chuyển giao độc quyền.

  1. Giá chuyển giao quyền sử dụng: Điều khoản này quy định về phí Li-xăng cũng như các chi phí khác do hai bên thỏa thuận.
  2. Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền: Các bên thỏa thuận quyền và nghĩa vụ tương ứng theo nguyện vọng của mình và tuân thủ theo quy định của pháp luật có liên quan để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng.
  3. Các bên có thể thỏa thuận một số điều khoản khác như:

– Đăng ký hợp đồng;

– Duy trì hiệu lực của nhãn hiệu;

– Chấm dứt hợp đồng;

– Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng;

– Bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng;

– Sửa đổi,bổ sung và điều khoản thi hành.

Lưu ý: – Hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ;

– Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó;

– Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

–  Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Trên đây là tư vấn của Công ty luật Việt An, quý khách hàng có thắc mắc hoặc quan tâm xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến Công ty luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title