Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động không ngừng, nhiều doanh nghiệp đang đối mặt với những thách thức lớn như cạnh tranh gay gắt, thay đổi hành vi của khách hàng, sự phát triển của công nghệ… Để tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp buộc phải tìm kiếm những giải pháp hiệu quả, trong đó tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung các thông tin cần thiết về vấn đề này.
Tái cấu trúc doanh nghiệp là gì?
Tái cấu trúc doanh nghiệp là quá trình xem xét và tổ chức lại các hoạt động, cấu trúc, hoặc chiến lược của doanh nghiệp nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh, và đảm bảo sự phát triển bền vững.
Quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp được coi là rất quan trọng nhằm loại bỏ mọi cuộc khủng hoảng tài chính và nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Đối với một số dự án kinh doanh, tái cơ cấu công ty có thể là nỗ lực cuối cùng để duy trì khả năng thanh toán khi công ty gặp khó khăn về tài chính và phải cơ cấu lại các khoản nợ với chủ nợ. Để duy trì hoạt động kinh doanh, thủ tục này đòi hỏi phải tổ chức lại nợ của công ty và bán bớt những tài sản không thiết yếu.
Thời điểm tái cấu trúc doanh nghiệp
Việc tái cấu trúc doanh nghiệp có thể xảy ra trong nhiều trường hợp khác nhau và không có một thời điểm cụ thể mà có thể áp dụng cho tất cả các tình huống. Một số thời điểm mà doanh nghiệp có thể xem xét tái cấu trúc:
Thay đổi chiến lược
Khi một doanh nghiệp quyết định thay đổi hướng đi chiến lược, như mở rộng vào các thị trường mới, chuyển đổi sang sản phẩm/ dịch vụ khác, hoặc tập trung vào lĩnh vực kinh doanh mới, tái cấu trúc có thể xảy ra để điều chỉnh cơ cấu tổ chức và quy trình làm việc.
Thiếu tiền mặt
Do việc đầu tư trong những năm qua đã được thực hiện thiếu cân nhắc, tiền mặt hiện nay đang bị đóng băng trong nhiều dự án đầu tư không hiệu quả hoặc không thuộc lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Các dự án này lại rất khó thoái vốn trong bối cảnh kinh tế suy thoái và thiếu chiến lược rút vốn đầu tư rõ ràng.
Thay đổi cấu trúc vốn
Khi doanh nghiệp cần điều chỉnh cấu trúc vốn, như hợp nhất hoặc chia tách các đơn vị kinh doanh, hoặc thực hiện mua lại hoặc bán cổ phần, lúc này doanh nghiệp cần xem xét việc tái cấu trúc để phù hợp với yêu cầu tài chính.
Chi phí hoạt động cao
Quy trình hoạt động không hiệu quả, chi phí nhân sự và nguyên vật liệu tăng dẫn đến chi phí hoạt động cao. Công ty cần nhanh chóng khắc phục hệ thống và quy trình hoạt động để giảm chi phí.
Quy trình tái cấu trúc doanh nghiệp
Bước 1: Xác định tình trạng hiện tại của doanh nghiệp
Việc xác định tình trạng hiện tại đóng vai trò nền tảng, giúp ban lãnh đạo và các nhà quản lý nắm rõ những vấn đề tồn đọng, như tình trạng trì trệ hoặc sự kém hiệu quả trong hoạt động của từng bộ phận.
Phạm vi tái cấu trúc cần được xem xét toàn diện, bao gồm việc rà soát kỹ lưỡng các lỗ hổng trong cơ cấu tổ chức và hoạt động. Tùy thuộc vào tình hình cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn tái cấu trúc ở một số lĩnh vực nhất định hoặc thực hiện trên toàn bộ quy mô tổ chức.
Bước 2. Xác định mục tiêu tái cấu trúc
Doanh nghiệp cần làm rõ mục tiêu và nguyên nhân thực hiện tái cấu trúc. Những mục tiêu này có thể bao gồm: nâng cao hiệu quả hoạt động, tối ưu hóa chi phí, tăng cường khả năng cạnh tranh, thích nghi với sự biến động của môi trường kinh doanh, xử lý nợ hoặc thay đổi mô hình kinh doanh.
Dựa trên các mục tiêu đã xác định, doanh nghiệp cần phân tích và đánh giá kỹ lưỡng các phương án tái cấu trúc phù hợp. Những phương án này có thể là: điều chỉnh cơ cấu tổ chức, cắt giảm nhân sự, tái cơ cấu công nợ, sáp nhập hoặc mua bán các đơn vị kinh doanh, hay thay đổi định hướng mô hình kinh doanh.
Bước 3. Lập kế hoạch chi tiết
Sau khi lựa chọn phương án tái cấu trúc phù hợp, doanh nghiệp cần xây dựng một kế hoạch chi tiết để triển khai. Kế hoạch này cần bao quát các yếu tố quan trọng như sau:
Phạm vi tái cấu trúc: Xác định rõ các lĩnh vực, hoạt động, bộ phận, hoặc nhân sự liên quan để đảm bảo quá trình tái cấu trúc có trọng tâm và hiệu quả.
Lộ trình tái cấu trúc: Thiết lập cụ thể các giai đoạn thực hiện, các mốc thời gian, cùng những nhiệm vụ cần hoàn thành trong từng giai đoạn.
Nguồn lực tái cấu trúc: Đảm bảo huy động đầy đủ tài chính, nhân lực và vật lực cần thiết để hỗ trợ quá trình triển khai.
Chi phí tái cấu trúc: Dự trù kinh phí một cách chi tiết và quản lý chi tiêu chặt chẽ nhằm tránh lãng phí nguồn lực.
Bước 4: Xác định phương thức tiếp cận
Để đạt được mục tiêu tái cấu trúc, doanh nghiệp cần xem xét và lựa chọn các phương pháp tiếp cận phù hợp. Có thể áp dụng nhiều phương pháp như tái cấu trúc hỗn hợp (kết hợp cắt giảm chi phí và tái cơ cấu tổ chức), liên doanh, hợp tác chiến lược, sáp nhập và mua lại, chuyển giao công nghệ hoặc phát triển mới.
Ngoài ra, doanh nghiệp nên xây dựng các giải pháp, chiến lược, và kế hoạch thực hiện chi tiết theo hình thức cuốn chiếu, từng bước rõ ràng và có lộ trình cụ thể. Điều này sẽ giúp đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả trong quá trình triển khai tái cấu trúc.
Bước 5. Triển khai kế hoạch
Triển khai kế hoạch tái cấu trúc bằng cách thực hiện các hoạt động đã lập kế hoạch. Thành lập ban chỉ đạo tái cấu trúc doanh nghiệp, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch tái cấu trúc. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân liên quan.
Sau khi đã hoàn thành từng bước của kế hoạch, doanh nghiệp cần liên tục đánh giá hiệu quả, kiểm tra xem nó đã phù hợp chưa, có những thay đổi tích cực gì, ở đâu cần được điều chỉnh để tốt hơn.
Bước 6: Vận hành hệ thống mới và đánh giá định kỳ
Hệ thống mới cần được triển khai đúng cách, đảm bảo hoạt động ổn định và hiệu quả. Các thành phần như phần mềm, phần cứng, và mạng phải được cài đặt và tích hợp chính xác. Đồng thời, cần đảm bảo nhân viên đã được đào tạo đầy đủ để sử dụng và quản lý hệ thống một cách thành thạo, giúp họ nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết.
Bên cạnh đó, cần tiến hành kiểm tra toàn diện để đảm bảo hệ thống đạt yêu cầu về ổn định, hiệu suất và bảo mật. Thiết lập cơ chế giám sát nhằm theo dõi hoạt động và hiệu suất của hệ thống. Định kỳ đo lường các thông số và chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả vận hành và kịp thời thực hiện các điều chỉnh nếu cần thiết.
Dịch vụ Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp
Dịch vụ tái cấu trúc doanh nghiệp của Luật Việt An không chỉ là giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn mà còn là chìa khóa mở ra những cơ hội mới. Với sự đồng hành từ Luật Việt An, doanh nghiệp sẽ được trang bị đầy đủ công cụ pháp lý và chiến lược để chinh phục những mục tiêu cao hơn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thành công lâu dài.
Luật Việt An cam kết đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình tái cấu trúc với các dịch vụ chuyên biệt, bao gồm:
Tư vấn chiến lược tái cấu trúc;
Đánh giá cơ cấu tổ chức theo chuỗi giá trị và chiến lược kinh doanh;;
Tái cấu trúc tổ chức và điều chỉnh hệ thống chức danh;
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh;
Hỗ trợ pháp lý trong quá trình tái cấu trúc;
Tư vấn nhân sự và quản lý.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về vấn Tư vấn tái cấu trúc doanh nghiệp. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!