Tư vấn thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động

Cũng giống như các quan hệ khác, quan hệ lao động không phải là hiện tượng bất biến mà nó cũng có quá trình phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt khi xuất hiện sự kiện pháp lý nhất định. Nếu giao kết hợp đồng lao động là bước đầu phát sinh quan hệ lao động thì chấm dứt hợp đồng lao động chính là sự kiện pháp lý cuối cùng giúp các bên đi đến chấm dứt quan hệ lao động đã thiết lập trước đó. Vậy để chấm dứt hợp đồng lao động, các bên cần tiến hành những thủ tục nào? Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn thủ tục chấm dứt hợp đồng lao độngtheo quy định của pháp luật.

Hợp đồng lao động

Căn cứ pháp lý

  • Bộ Luật lao động năm 2019;
  • Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động

Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động được quy định cụ thể tại Điều 34 Bộ luật lao động 2019, theo đó có thể chia ra các trường hợp:

  • Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí hai bên như: Hết hạn hợp đồng lao động, đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động, hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
  • Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí người thứ ba như: Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do; người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết; Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
  • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật lao động.
  • Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật lao động.

Như vậy trong trường hợp Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí hai bên, thủ tục chấm dứt được thực hiện theo thủ tục thanh lý hợp đồng như đối với hợp đồng dân sự thông thường. Thủ tục đáng lưu ý là thủ tục đơn phương chấm dút lao động sẽ được trình bày trong bài viết sau.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

Thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động thông thường

Theo Khoản 1 Điều 35 của Bộ luật lao động 2019, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

  • Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng.

Thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù

Theo Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, ngành, nghề, công việc đặc thù gồm:

  • Thành viên tổ lái tàu bay; nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không; nhân viên điều độ, khai thác bay;
  • Người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp; Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Thuyền viên thuộc thuyền bộ làm việc trên tàu Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài; thuyền viên được doanh nghiệp Việt Nam cho thuê lại làm việc trên tàu biển nước ngoài;
  • Trường hợp khác do pháp luật quy định.

Khi người lao động làm ngành, nghề, công việc này đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì thời hạn báo trước như sau:

  • Ít nhất 120 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng trở lên;
  • Ít nhất bằng một phần tư thời hạn của hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 12 tháng.

Thủ tục thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động giúp việc gia đình.

Theo Điều 89 của Nghị định 145/2020/NĐ-CP, lao động giúp việc gia đình có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày, trừ các trường hợp sau thì người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không phải báo trước theo Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động.

Các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước

  • Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật Lao động;
  • Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật Lao động;
  • Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
  • Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật Lao động;
  • Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật Lao động trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
  • Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật Lao động làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Thủ tục đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động

Thủ tục thông báo trước cho người lao động

Căn cứ Khoản 2 Điều 36 Bộ luật lao động 2019, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, đ và g khoản 1 Điều 36, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động như sau:

  • Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
  • Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
  • Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36;
  • Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Điều 7 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

Ngoài ra, khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định và người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

Thủ tục tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Theo Điều 177 Bộ luật lao động 2019, người lao động phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở thì phải thỏa thuận bằng văn bản với ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở. Việc tham khảm ý kiến của tổ chức đại diện người lao động sau khi người sử dụng lao động đã lập phương án sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 44 Bộ luật lao động.

Thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động

Thủ tục này được áp dụng đối với trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động theo Điều 42 và Khoản 3 Điều 177 Bộ luật lao động 2019.

Trường hợp người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động do thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế, theo Khoản 6 Điều 42 Bộ luật lao động 2019, việc cho thôi việc đối với người lao động chỉ được tiến hành sau khi đã trao đổi ý kiến với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà người lao động là thành viên và thông báo trước 30 ngày cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cho người lao động.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, Khoản 3 Điều 77 Bộ luật lao động quy định, trường hợp không thỏa thuận được, hai bên phải báo cáo với cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh biết, người sử dụng lao động mới có quyền quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định của người sử dụng lao động thì người lao động, ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.

Lưu ý

  • Trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bao gồm:
    • Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật lao động.
    • Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý.
    • Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
  • Mỗi bên đều có quyền hủy bỏ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được bên kia đồng ý.
  • Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu không đúng trình tự thủ tục quy định có thể dẫn đến đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Khi đó người lao động hoặc người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ theo Điều 40, Điều 41 Bộ luật lao động 2019.

Dịch vụ của Luật Việt An về chấm dứt hợp đồng lao động

  • Tư vấn pháp luật về hợp đồng lao động, về thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Hỗ trợ doanh nghiệp soạn thảo hợp đồng lao động và các văn bản liên quan;
  • Hỗ trợ người lao động hoàn thiện hồ sơ, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Đại diện cho khách hàng để bảo vệ quyền lợi khi chấm dứt hợp đồng lao động;
  • Giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động cũng như quá trình thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.

Trên đây là những vấn đề pháp lý liên quan đến thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động. Quý khách hàng có thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn pháp lý về thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động, cũng như những vấn đề của pháp luật lao động, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn hợp đồng

    Tư vấn hợp đồng

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO