Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài

Hoạt động giám sát đánh giá đầu tư là hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Khi tiến hành hoạt động giám sát, đánh giá đầu tư cần phải thực hiện báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án theo quy định của pháp luật. Vậy phải báo cáo như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý khách một vài thông tin về báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư xử dụng vốn đầu tư nước ngoài.

Báo cáo dự án đầu tư

Cơ sở pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020;
  • Luật Xây dựng 2014, sửa đổi bổ sung năm 2020.
  • Nghị định 29/2021/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định dự án quan trọng quốc gia và giám sát, đánh giá đầu tư;
  • Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT quy định về mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư; chế độ báo cáo trực tuyến và quản lý vận hành Hệ thống thông tin về giám sát, đánh giá đầu tư chương trình, dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước.

Dự án đầu tư là gì?

Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định.

Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế, xã hội trong một thời gian dài. Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.

Xét về mặt pháp lý thì căn cứ theo Luật Đầu tư 2020 thì dự án đầu tư là dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Vậy nên có thể hiểu, dự án đầu tư chính là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hóa nhằm mục đích giúp các doanh nghiệp đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. Đồng thời, dự án đầu tư còn là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý, cấp phép đầu tư. Dự án đầu tư còn là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

Thế nào là giám sát, đánh giá đầu tư?

Theo quy định tại Nghị định 29/2021/NĐ-CP, giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm: giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư. Đánh giá dự án đầu tư bao gồm: đánh giá ban đầu, đánh giá giữa kỳ hoặc giai đoạn, đánh giá kết thúc, đánh giá tác động và đánh giá đột xuất.

Đối với đánh giá kết thúc dự án đầu tư, đây được hiểu là hoạt động định kỳ theo kế hoạch diễn ra sau khi kết thúc dự án nhằm xác định mức độ đạt được theo mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể so với quyết định đầu tư hoặc tiêu chuẩn đánh giá quy định của nhà nước.

Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài là gì?

Pháp luật nước ta ban hành các văn bản pháp luật quy định về việc giám sát, đánh giá dự án đầu tư nhằm mục đích để nắm được tình hình, tiến độ của các dự án đầu tư. Đánh giá kết thúc là đánh giá được tiến hành ngay sau khi kết thúc thực hiện đầu tư dự án nhằm xem xét các kết quả đạt được, rút ra các bài học kinh nghiệm.

Dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài là một dạng dự án có sử dụng vốn khác, có thể bao gồm vốn nhà nước (theo hình thức đối tác công – tư) hoặc không bao gồm vốn nhà nước.

Nội dung báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài

Nghĩa vụ báo cáo kết thúc trong từng dự án được quy định Điều 55, 61, 68, 74, 80 Nghị định 29/2021/NĐ – CP với các dự án nhóm A, dự án PPP (chủ thể là Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ), dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (chủ thể có trách nhiệm là nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện dự án) và trách nhiệm nhà đầu tư trong dự án đầu tư nước ngoài.

Thông tư 05/2023/TT-BKHĐT đã quy định 2 mẫu báo cáo kết thúc:

  • Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc đầu tư (Mẫu số 07) với dự án đầu tư công và dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công;
  • Báo cáo đánh giá kết thúc (Mẫu số 16) với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác, trong đó có vốn nước ngoài.

Cụ thể, nội dung chính của các báo cáo trên gồm:

Thông tin về dự án

Đầu tiên, báo cáo cần ghi rõ các thông tin về dự án bao gồm các dữ liệu sau:

  • Tên dự án;
  • Chủ đầu tư;
  • Tổ chức tư vấn lập dự án;
  • Mục tiêu của dự án;
  • Quy mô, công suất;
  • Nội dung đầu tư chính/các hạng mục đầu tư chính;
  • Địa điểm dự án;
  • Diện tích sử dụng đất;
  • Hình thức quản lý dự án;
  • Các mốc thời gian về dự án; Số, ngày phê duyệt quyết định đầu tư; Thời gian thực hiện dự án: Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc;
  • Tổng mức đầu tư;
  • Nguồn vốn đầu tư;

Nội dung đánh giá

Báo cáo tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, tổng kết toàn bộ quá trình thực hiện dự án: Mô tả tóm tắt quá trình thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị thực hiện đầu tư đến kết thúc đầu tư.

Thứ hai, tổng hợp các kết quả thực hiện đạt được của dự án bao gồm:

  • Kết quả thực hiện các nội dung đã được phê duyệt: Nêu rõ kết quả và mức độ đạt được các nội dung đã được phê duyệt: mục tiêu, quy mô, tổng mức đầu tư, tiến độ thực hiện, chất lượng,….
  • Kết quả thực hiện về vốn đầu tư: So sánh giữa tổng mức đầu tư theo quyết định đầu tư với tổng giá trị thực hiện và giải ngân thực tế; các điều chỉnh chủ yếu về tổng mức đầu tư của dự án (nếu có); các yếu tố ảnh hưởng.
  • Những yếu tố tác động đến kết quả thực hiện dự án
  • Nêu sơ bộ về các lợi ích do dự án mang lại cho những đối tượng thụ hưởng
  • Tác động và tính bền vững của dự án: Nêu những nhân tố tác động, đảm bảo sự bền vững và phát huy hiệu quả của dự án.

Thứ ba, từ thực tiễn tổ chức thực hiện dự án và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan rút ra bài học.

Kiến nghị

Báo cáo cần nêu ra được các kiến nghị để phát huy tính hiệu quả, sự bền vững hoặc khắc phục các hạn chế của dự án.

Nội dung báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư công và dự án sử dụng nguồn vốn khác

Thông tin về dự án

Đầu tiên, báo cáo cần ghi rõ các thông tin về dự án bao gồm các dữ liệu sau:

  • Thông tin nhà đầu tư: Tên; địa chỉ trụ sở, số điện thoại, địa chỉ email; số vốn góp và tỷ lệ vốn góp
  • Tổ chức kinh tế: Tên doanh nghiệp; các thông tin để giao dịch (địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ email…); đăng ký kinh doanh (số, ngày, nơi cấp); thông tin về người đại diện theo pháp luật; Vốn điều lệ; vốn pháp định (nếu có)
  • Dự án đầu tư: tên dự án: địa điểm thực hiện; văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có); diện tích đất sử dụng; mục tiêu, quy mô; tổng vốn đầu tư, nguồn vốn; thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án; các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có); các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có):

Nội dung đánh giá

Báo cáo tập trung vào các nội dung sau:

Thứ nhất, kết quả thực hiện mục tiêu bao gồm:

  • Những mục tiêu về xây dựng dự án, tạo lập dự án, doanh nghiệp;
  • Những mục tiêu về quy mô;
  • Những mục tiêu khác.

Thứ hai, đánh giá kết quả huy động các nguồn lực (đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch ban đầu; nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến không đạt mục tiêu như kế hoạch ban đầu) bao gồm:

  • Nguồn lực tài chính (vốn chủ sở hữu, vốn vay và huy động khác,…);
  • Nguồn nguyên liệu;
  • Đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác;
  • Nguồn lực lao động, chất xám công nghệ;
  • Các nguồn lực về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như: điện, nước, giao thông…
  • Các nguồn lực khác.

Thứ ba, đánh giá tiến độ thực hiện (đánh giá kết quả đạt được so với kế hoạch ban đầu; nêu những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện dự án dẫn đến không đạt mục tiêu như kế hoạch ban đầu. Đặc biệt những vướng mắc về chế độ, chính sách, thủ tục hành chính…; sự phối hợp giữa nhà đầu tư và các cơ quan quản lý, sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước.). Cụ thể:

  • Tiến độ chuẩn bị dự án;
  • Tiến độ giải phóng mặt bằng;
  • Tiến độ xây dựng;
  • Tiến độ mua máy móc thiết bị, lắp đặt, vận hành chạy thử;
  • Tiến độ huy động vốn.

Thứ tư, đánh giá về lợi ích của dự án (nêu những lợi ích do dự án mang lại trong quá trình thực hiện, dự tính những lợi ích dự án sẽ mang lại trong quá trình hoạt động kinh doanh)

Kiến nghị

Báo cáo cần nêu ra được kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có).

Thời hạn nộp báo cáo, nơi nộp báo cáo và chủ thể nộp báo cáo

Theo quy định tại Điều 100 Nghị định số 29/2021/NĐ-CP thì thời hạn nộp báo cáo là:

  • Gửi báo cáo 6 tháng trước ngày 10 tháng 7 của năm báo cáo;
  • Gửi báo cáo hàng năm trước ngày 10 tháng 02 năm sau;
  • Gửi báo cáo trước khi trình điều chỉnh chương trình dự án.

Báo cáo sẽ do nhà đầu tư, tổ chức kinh tế thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư và nộp báo cáo.

Nơi nộp: Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Một số câu hỏi liên quan

Nếu không tiến hành báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư sử dụng vốn nước ngoài thì có bị xử phạt không?

Khoản 1 Điều 10 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo đó phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện báo cáo về hoạt động đầu tư, báo cáo giám sát, đánh giá dự án đầu tư theo quy định.

Vậy nên việc không báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư xử dụng vốn đầu tư nước ngoài sẽ bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Có mấy hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư?

Hoạt động giám sát và đánh giá đầu tư gồm 2 hoạt động bao gồm: Giám sát, đánh giá dự án đầu tư và giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư.

Giám sát dự án đầu tư công là gì?

Dự án đầu tư công là dự án sử dụng toàn bộ hoặc một phần vốn đầu tư công. Giám sát đầu tư là hoạt động theo dõi, kiểm tra đầu tư. Giám sát đầu tư gồm giám sát chương trình, dự án đầu tư và giám sát tổng thể đầu tư.

Trên đây là những tư vấn của Luật Việt An về báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc dự án đầu tư xử dụng vốn đầu tư nước ngoài, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài, giải thể công ty có vốn đầu tư nước ngoài xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title