Bất cập trong xử lý kỷ luật người lao động

bat Cap Khi xu ly ky luat lao dong

bat Cap Khi xu ly ky luat lao dong

Theo quy định tại Điều 87 Bộ luật lao động thì : “Khi tiến hành việc xử lý vi phạm kỷ luật lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động. Người lao động có quyền tự bào chữa hoặc nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác bào chữa. Khi xem xét xử lý kỷ luật lao động phải có mặt đương sự và phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Việc xem xét xử lý kỷ luật lao động phải được ghi thành biên bản”.

Theo quy định trên thì có hai vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Thứ  nhất là việc bắt buộc phải có mặt đương sự. Vậy trường hợp đương sự không có mặt thì việc xử lý kỷ luật lao động sẽ được tiến hành như thế nào? Ngoài quy định trên đây của Bộ luật lao động thì hiện tại không có một văn bản nào hướng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động. Thực tế đã nảy sinh vấn đề là người sử dụng lao động gửi thông báo đến người lao động yêu cầu họ có mặt để xử lý kỷ luật nhưng người lao động cố tình vắng mặt. Do vậy, người sử dụng lao động phải xem xét kỷ luật người lao động mà không có mặt của người lao động. Tuy nhiên, người lao động lại lấy lý do việc xem xét kỷ luật lao động không có mặt của mình để khởi kiện người sử dụng lao động, yêu cầu người sử dụng lao động bồi thường.

Thứ hai, việc xem xét kỷ luật người lao động phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp. Vậy nếu doanh nghiệp không có Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì việc xử lý kỷ luật diễn ra như thế nào? Đây cũng là một bất cập bởi hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa đều không có Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Do vậy dẫn đến một thực tế là các doanh nghiệp này buộc phải xem xét xử lý kỷ luật người lao động mà không có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở. Và khi đó, người lao động mặc dù bị xử lý kỷ luật với những lý do rất chính đáng nhưng vẫn lấy lý do người sử dụng lao động khi xem xét kỷ luật lao động không có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở để khởi kiện người sử dụng lao động.

Có thể nhận thấy, những trường hợp như trên người sử dụng lao động đã bị buộc phải vi phạm quy định của luật lao động bởi nếu không vi phạm thì không có cách nào để thực hiện được quyền của mình. Thiết nghĩ, cần phải sớm có những sửa đổi phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho cả người sử dụng lao động và người lao động.

 

Đàm Thị Huyền – Công ty luật, tư vấn luật Việt An

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức

    Tin tức

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18

    (Zalo, Viber, Whatsapp)
    hanoi@vietanlaw.vnSkype IconSkype Chat

    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Zalo, Viber, Whatsapp) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO