Xử phạt vi phạm hành chính sở hữu công nghiệp

Theo số liệu thống kê qua các năm, khoảng 90% các hành vi xâm phạm quyền liên quan đến sở hữu công nghiệp được giải quyết bằng biện pháp xử phạt hành chính, là thủ tục thuộc thẩm quyền của các cơ quan thực thi hành chính như Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Ủy ban Nhân dân các cấp hoặc Quản lý Thị trường,.. Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam đang diễn ra phổ biến với nhiều mức độ và tính chất nghiêm trọng khác nhau. Bên cạnh Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Chính Phủ còn ban hành Nghị định điều chỉnh trực tiếp về xử phạt những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.

Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại Nghị định nào?

Hiện nay, việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 10 năm 2013.

Nghị định này được sửa đổi, bổ sung bởi:

  • Nghị định số 126/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa; hoạt động khoa học và công nghệ, chuyển giao công nghệ; năng lượng nguyên tử, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
  • Nghị định số 46/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 126/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2024.

Khái quát phạm vi điều chỉnh của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính sở hữu công nghiệp

Nghị định 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 126/2021/NĐ-CP, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP quy định về các nội dung chủ yếu sau:

  • Các hành vi vi phạm hành chính;
  • Hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính;
  • Thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;

Lưu ý, hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác trực tiếp liên quan đến lĩnh vực sở hữu công nghiệp không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp được quy định tại Chương 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 126/2021/NĐ-CP, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP. Cụ thể:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Vi phạm quy định về quản lý hoạt động sở hữu công nghiệp

  • Vi phạm quy định về thủ tục xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
  • Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp
  • Vi phạm quy định về đại diện sở hữu công nghiệp
  • Vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp
  • Vi phạm quy định về niêm phong, tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm trong quá trình thanh tra, kiểm tra

Xâm phạm quyền và cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

  • Xâm phạm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí
  • Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, kiểu dáng công nghiệp
  • Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, chào hàng, tàng trữ, để bàn, trưng bày để bán, vận chuyển hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý mà chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự
  • Sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, cung cấp, tàng trữ để bán, trưng bày để bán, vận chuyển tem, nhãn, vật phẩm mang nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý giả mạo
  • Cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Như vậy, ngoài những hành vi vi phạm về bảo hộ, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo Luật Sở hữu trí tuệ, các hành ci xâm phạm sở hữu công nghiệp còn bao gồm việc xử phạt những hành vi về cạnh tranh không lành mạnh, về hàng hóa giả mạo,…

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sở hữu công nghiệp

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp bao gồm:

  • Thanh tra Khoa học và Công nghệ
  • Thanh tra Thông tin và Truyền thông
  • Quản lý thị trường
  • Hải quan
  • Công an
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện

Tùy từng trường hợp mà phân định thẩm quyền xử phạt khác nhau theo Điều 15 Nghị định Nghị định 99/2013/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 126/2021/NĐ-CP, Nghị định số 46/2024/NĐ-CP.

Về thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, bao gồm người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về sở hữu công trên và người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ; công chức, viên chức trong các cơ quan có thẩm quyền trên đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.

Lưu ý, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.

Các phương thức xử phạt vi phạm hành chính sở hữu công nghiệp

Các phương thức xử phạt vi phạm hành chính sở hữu công nghiệp

Hình thức xử phạt chính

Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính là:

  • Cảnh cáo hoặc;
  • Phạt tiền.

Lưu ý về phạt tiền:

  • Mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định 99/2013/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng.
  • Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

  • Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý;
  • Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp; thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hành nghề giám định từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành;
  • Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ từ 01 tháng đến 03 tháng kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành.

Biện pháp khắc phục hậu quả

Ngoài các hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

  • Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh; buộc trả lại tên miền; buộc thu hồi tên miền; buộc thay đổi tên doanh nghiệp, loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp;
  • Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý;
  • Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa nhập khẩu, quá cảnh giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên tang vật, phương tiện vi phạm;
  • Buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý;
  • Buộc bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp;
  • Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;…

Lưu ý quy định mới được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 46/2024/NĐ-CP

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 46/2024/NĐ-CP ngày 04/05/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP quy định vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, có hiệu lực thi hành từ 01/07/2024.

Cơ sở của việc sửa đổi, bổ sung

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ đã được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2023 với một số quy định sửa đổi, bổ sung liên quan trực tiếp, đặt ra yêu cầu sửa đổi, bổ sung các nội dung tương ứng tại Nghị định số 99/2013/NĐ-CP như sửa đổi, bổ sung về quy định cấu thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực SHCN liên quan đến tên miền; thay đổi quyền của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh về quyền yêu cầu cơ quan nhà nước tiến hành xử lý.

Đồng thời, thực tiễn tổ chức thực hiện Nghị định số 99/2013/NĐ-CP đã phát sinh một số khó khăn, vướng mắc như:

  • Một số quy định mô tả hành vi vi phạm về SHCN đã được quy định tại Luật SHTT, tuy nhiên chưa quy định chế tài xử phạt tại Nghị định xử phạt (hành vi chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN không thông qua hình thức hợp đồng bằng văn bản);
  • Một số hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định xử phạt tuy nhiên không được quy định tại Luật SHTT (hành vi quá cảnh);
  • Ngoài ra, một số quy định không còn phù hợp với thực tiễn, một số quy định cần bổ sung, quy định rõ ràng hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho việc áp dụng, một số thuật ngữ cần điều chỉnh để thống nhất với Luật Sở hữu trí tuệ.

Một số nội dung sửa đổi, bổ sung đáng chú ý

Về hành vi, đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính

Nghị định số 46/2024-NĐ-CP quy định rõ đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp là chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức. Cụ thể:

  • Bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi nhận chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu không thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản trong trường hợp đã sử dụng nhãn hiệu được chuyển quyền trên bao bì hàng hoá tại điểm c khoản 1 Điều 6 để bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều 141, khoản 4 Điều 142 Luật Sở hữu trí tuệ.
  • Bãi bỏ quy định xử phạt đối với hành vi cố ý cản trở việc xác lập, thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp gây thiệt hại cho người có quyền và lợi ích liên quan, do Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không quy định xử lý đối với hành vi nêu trên và để bảo đảm tính khả thi trong thực tiễn áp dụng.
  • Bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi sử dụng sáng chế, giải pháp hữu ích, thiết kế bố trí, kiểu dáng công nghiệp không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời quy định tại Điều 131 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
  • Bãi bỏ quy định xử phạt đối với hành vi quá cảnh tại Điều 10, Điều 11, Điều 14 của Nghị định số 99/2013/NĐ-CP để bảo đảm thống nhất với quy định tại Điều 211 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.
  • Sửa đổi nâng mức phạt xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh; sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền để phù hợp với nội dung được sửa đổi tương ứng tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.

Sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả

Nghị định số 46/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả để tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật, cũng như tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng, như:

  • Sửa đổi, bổ sung quy định về biện pháp đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh quy định (bổ sung “một phần hoặc toàn bộ”) để bảo đảm phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
  • Bổ sung quy định về các điều kiện cụ thể áp dụng biện pháp “Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại” để bảo đảm nguyên tắc rõ ràng, cụ thể và sự thống nhất với quy định tại khoản 2 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành và Điều 97 Nghị định số 65/2023/NĐ-CP.
  • Sửa đổi, bổ sung quy định về trình tự, thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc thay đổi tên doanh nghiệp hoặc buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trong tên doanh nghiệp và trình tự, thủ tục thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc trả lại tên miền.
  • Bổ sung quy định về thi hành và cưỡng chế áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả (buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất; buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại; buộc bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp; buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung) làm cơ sở pháp lý cho việc áp dụng trong thực tiễn.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định chung và trình tự, thủ tục xử lý vi phạm

  • Bổ sung quy định về áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính để tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong xử lý các hành vi vi phạm trên Internet (tạm giữ tên miền);
  • Sửa đổi, bổ sung toàn diện quy định về thủ tục xử phạt hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Chương IV) để phù hợp với pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, quy định tại Nghị định số 65/2023/NĐ-CP và bảo đảm quy định đầy đủ trình tự, thủ tục xử lý yêu cầu xử lý vi phạm trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp (sửa đổi, bổ sung các Điều 22, 23, 25, 28; bãi bỏ các Điều 24, 26, 27).

Có thể thấy, xử lý vi phạm hành chính nói chung và vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nói riêng là công cụ quan trọng nhằm duy trì trật tự, kỷ cương trong quản lý hành chính của Nhà nước. Việc xử lý nghiêm minh các đối tượng về hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp góp phần tạo niềm tin cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn.

Qúy khách hàng có nhu cầu tư vấn về xử phạt vi phạm hành chính sở hữu công nghiệp cũng như tư vấn các vấn đề khác về sở hữu trí tuệ, vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO