Các hình thức chào bán trái phiếu ở Việt Nam

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu Việt Nam có sự phát triển vượt bậc, đóng vai trò là kênh huy động vốn hiệu quả cho Chính phủ và Doanh nghiệp. Vậy, hình thức chào bán trái phiếu nào mà các nhà đầu tư có thể tiếp cận được, trong bài viết dưới đây, hãy cùng Công ty Luật Việt An tìm hiểu.

Chào bán trái phiếu

Cơ sở pháp lý liên quan

  • Luật Chứng khoán năm 2019.
  • Luật Doanh nghiệp năm 2020.
  • Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, sửa đổi bổ sung tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP, Nghị định 08/2023/NĐ-CP.

Trái phiếu được hiểu như thế nào?

Khái niệm của trái phiếu

Theo Luật Chứng khoán 2019, trái phiếu “là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành”.

Đặc điểm của trái phiếu

Với tư cách là là một loại chứng khoán, trái phiếu có các đặc điểm như: tính sinh lời, tính thanh khoản, tính rủi ro.

  • Thứ nhất, về tính sinh lời. Tính sinh lời thể hiện ở việc chủ thể phá hành muốn huy động và sử dụng vốn thì phải cam kết trách nhiệm thanh toán cho người sở hữu trái phiếu ở một thời điểm trong tương lai một khoản lợi tức nhất định theo các quy định về trái phiếu. Tính sinh lời của trái phiếu có thể coi là động lực thúc đẩy nhà đầu tư mua trái phiếu và cũng là tiền đề xuất hiện trái phiếu. Tính sinh lời còn xuất hiện khi người sở hữu trái phiếu giao dịch trái phiếu như loại tài sản được phép.
  • Thứ hai, về tính thanh khoản. Có thể hiểu thanh khoản là khả năng cho phép người sở hữu trái phiếu có thể bán trái phiếu để nhận được khoản tiền nhất định. Tính thanh khoản giúp cho người sở hữu trái phiếu hiện thực thu nhập từ trái phiếu sang tiền thông qua việc giao dịch tại thị trường thứ cấp hay thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng. Mặc dù vậy, đặc điểm này phụ thuộc vào các yếu tố như chủ thể phát hành, tình hình biến động của thị trường, chính sách của Nhà nước, v.v…
  • Thứ ba, trái phiếu có tính rủi ro. Chủ thể phát hành có trách nhiệm phải thông báo đến nhà đầu tư những rủi ro có thể xảy ra và nhà đầu tư được khuyến nghị cần tự mình cân nhắc kỹ lưỡng trước khi ra bất kỳ quyết định đầu tư nào.

Bên cạnh các đặc điểm chung như các loại chứng khoán khác, trái phiếu còn một số đặc điểm như:

  • Về kỳ hạn. Kỳ hạn trái phiếu là khoảng thời gian được tính từ lúc trái phiếu được phát hành cho đến khi đáo hạn. Theo đó ngày đáo hạn là ngày mà tổ chức phát hành phải mua lại trái phiếu. Trong khoảng thời gian từ khi phát hành cho đến ngày đáo hạn, người phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán tiền lãi theo cam kết cho người nắm giữ trái phiếu. Kỳ hạn trái phiếu được xem là một trong những thông tin quan trọng mà nhà đầu tư phải nắm rõ để xác định thời điểm nhận lợi tức.
  • Về lãi suất. Lãi suất thường được công bố theo tỷ lệ phần trăm (%) so với mệnh giá trái phiếu, cho biết mức lãi suất mà nhà đầu tư được hưởng hàng năm. Yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu là mức độ rủi ro thanh toán, điều này phụ thuộc vào tình hình tài chính, uy tín của chủ thể phát hành. Trái phiếu có mức rủi ro càng lớn thì lãi suất càng cao và giá càng thấp.

Phân loại trái phiếu

Căn cứ vào chủ thể phát hành

Trái phiếu có thể phân loại thành:

  • Trái phiếu chính phủ và trái phiếu chính quyền địa phương là trái phiếu do Chính phủ và chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn đầu tư vào các dự án và bù đắp thâm hụt ngân sách.
  • Trái phiếu doanh nghiệp là bằng chứng xác nhận nợ của doanh nghiệp phát hành với người sở hữu trái phiếu. Khi cần huy động vốn đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp do công ty cổ phầncông ty trách nhiệm hữu hạn (với công ty trách nhiệm hữu hạn, loại hình doanh nghiệp này được phát hành trái phiếu trong những trường hợp nhất định). Trái phiếu doanh nghiệp có hai loại là trái phiếu phổ thông và trái phiếu chuyển đổi.
Căn cứ vào hình thức biểu hiện

Các hình thức biểu hiện có thể chia ra như sau:

  • Trái phiếu vô danh: là trái phiếu không ghi tên trái chủ cả trên chứng chỉ cũng như sổ sách của người phát hành.
  • Trái phiếu ghi danh: là trái phiếu có ghi tên và địa chỉ của trái chủ trên chứng chỉ và sổ sách của người phát hành. Hình thức ghi danh có thể cho phần vốn gốc, toàn bộ hoặc cả gốc lẫn lãi.
  • Trái phiếu ghi sổ: trái phiếu không có dạng vật chất, quyền sở hữu được xác nhận bằng việc lưu giữ tên và địa chỉ của chủ sở hữu trong hệ thống dữ liệu điện tử.
Căn cứ vào mục đích phát hành, hình thức sử dụng vốn
  • Trái phiếu Chính phủ được phân thành trái phiếu Kho bạc gắn với việc thực hiện chính sách tài khoa, trai phiếu đầu tư gắn với việc đầu tư phát triển và chỉ cho các công trình cụ thể.
  • Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh để huy động vốn cho các công trình theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ.
  • Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để phục vụ cho việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ cách tính lãi trái phiếu

Trái phiếu được phân loại theo cách tính lãi thể hiện sự đa dạng của sản phẩm trái phiếu riêng lẻ, cụ thể:

  • Trái phiếu có lãi suất cố định: trái phiếu mà lãi suất của trái phiếu không thay đổi và được xác định ngay tại thời điểm phát hành, có thể trả một lần khi đến hạn, trả định kỳ hoặc trả trước.
  • Trái phiếu có lãi suất thả nổi: trái phiếu mà lãi suất trái phiếu thay đổ tại từng thời điểm trả lãi thương tính theo lãi suất của thị trường liên ngân hàng.
  • Trái phiếu chiết khấu (trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá).

Hình thức chào bán trái phiếu tại Việt Nam

Quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 153/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 65/2022/NĐ-CP), trái phiếu doanh nghiệp được phát hành như sau:

  • Đấu thầu phát hành: là phương thức lựa chọn nhà đầu tư đủ điều kiện trúng thầu mua trái phiếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp phát hành.
  • Bảo lãnh phát hành: là phương thức bán trái phiếu doanh nghiệp cho nhà đầu tư mua trái phiếu thông qua tổ chức bảo lãnh phát hành hoặc tổ hợp bảo lãnh phát hành.
  • Đại lý phát hành: là phương thức doanh nghiệp phát hành ủy quyền cho một tổ chức khác thực hiện bán trái phiếu cho nhà đầu tư mua trái phiếu.
  • Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu đối với doanh nghiệp phát hành là tổ chức tín dụng.

Việc công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng được quy định như thế nào?

Theo Điều 121 Luật Chứng khoán 2019 về công bố thông tin của tổ chức phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra công chúng cụ thể:

  • Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin định kỳ các nội dung sau đây:
    • Báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
    • Báo cáo thường niên;
    • Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên đối với tổ chức phát hành là công ty cổ phần;
    • Báo cáo sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán đã được kiểm toán;
    • Thông tin khác theo quy định của pháp luật.
  • Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin bất thường khi xảy ra một trong các sự kiện quy định tại khoản 2 Điều 120 của Luật này.
  • Tổ chức phát hành trái phiếu ra công chúng phải công bố thông tin theo yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này.

Bên cạnh đó Điều 122 Luật Chứng khoán 2019 quy định công bố thông tin của tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp như sau:

  • Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp là công ty đại chúng thực hiện công bố thông tin theo quy định tại Điều 120 của Luật này.
  • Tổ chức niêm yết trái phiếu doanh nghiệp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện công bố thông tin như sau:
    • Công bố định kỳ báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và báo cáo thường niên;
    • Công bố thông tin bất thường theo quy định tại khoản 2 Điều 120 của Luật này;
    • Công bố thông tin theo yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật này.

Quý khách hàng có bất vướng mắc về pháp luật dân sự, pháp luật doanh nghiệp, các quy định về trái phiếu, chứng khoán xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO