Kenya hiện đang là một điểm đến đầu tư hấp dẫn tại khu vực Đông Phi, thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế nhờ vào một số yếu tố như vị trí địa lý chiến lược và môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện. Việc thành lập công ty tại Kenya mang đến nhiều cơ hội tiếp cận một thị trường nội địa đang phát triển với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, cũng như trở thành cửa ngõ để vươn ra các thị trường khác trong Cộng đồng Đông Phi (EAC) và rộng hơn là Châu Phi. Chính phủ Kenya cũng đã và đang nỗ lực cải cách thủ tục hành chính, cũng như đơn giản hóa, đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động đầu tư nước ngoài. Vậy nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập các loại hình công ty nào tại Kenya, Luật Việt An xin cung cấp một số thông tin qua bài viết dưới đây.
Các loại hình công ty nhà đầu tư nước ngoài hay lựa chọn để thành lập tại Kenya
Công ty TNHH Tư nhân
Trong số các loại hình doanh nghiệp có thể thành lập tại Kenya, Công ty TNHH Tư nhân (Private Limited Company – Ltd) là sự lựa chọn được ưu tiên hàng đầu đối với đa số các nhà đầu tư nước ngoài vì những lý do sau đây:
Trách nhiệm hữu hạn: tài sản cá nhân của các nhà đầu tư được tách biệt hoàn toàn khỏi tài sản và nợ của công ty. Điều này có nghĩa là trong trường hợp công ty gặp khó khăn tài chính hoặc phá sản, trách nhiệm nợ nần của các cổ đông chỉ giới hạn ở số vốn mà họ đã góp vào công ty. Sự bảo vệ này mang lại sự an tâm đáng kể cho nhà đầu tư nước ngoài, giúp họ giảm thiểu rủi ro cá nhân khi tiến hành kinh doanh tại một thị trường mới.
Tính linh hoạt: quy trình thành lập, quản lý dễ dàng hơn so với các cấu trúc phức tạp hơn như công ty đại chúng. Các yêu cầu về số lượng tối thiểu cổ đông và giám đốc thường linh hoạt hơn và các nghĩa vụ báo cáo, tuân thủ cũng ít gắt gao hơn. Điều này đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi mới tiếp cận thị trường Kenya, giúp họ nhanh chóng thiết lập sự hiện diện và bắt đầu hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả.
Khả năng sở hữu 100% vốn nước ngoài: Theo luật pháp Kenya, trong hầu hết các ngành nghề, nhà đầu tư nước ngoài được phép sở hữu toàn bộ vốn điều lệ của Công ty TNHH Tư nhân mà không bắt buộc phải có đối tác địa phương. Điều này mang lại cho nhà đầu tư quyền kiểm soát hoàn toàn đối với hoạt động và chiến lược của công ty tại Kenya.
Văn phòng/Chi nhánh công ty nước ngoài
Đối với các công ty nước ngoài đã có hoạt động kinh doanh ổn định tại quốc gia của mình và đang tìm cách mở rộng sự hiện diện sang thị trường Kenya, hoặc đơn giản là muốn thăm dò tiềm năng thị trường này trước khi cam kết đầu tư lớn hơn, việc đăng ký thành lập Văn Phòng Chi Nhánh là một lựa chọn phù hợp. Văn phòng chi nhánh về bản chất không phải là một pháp nhân độc lập tại Kenya; nó được xem như một phần mở rộng trực tiếp của công ty mẹ ở nước ngoài. Điều này mang lại lợi thế rõ ràng về mặt kiểm soát trực tiếp tức là mọi hoạt động của văn phòng chi nhánh đều nằm dưới sự điều hành và kiểm soát hoàn toàn của công ty mẹ. Các quyết định kinh doanh, chiến lược hoạt động và quản lý đều được chỉ đạo trực tiếp từ trụ sở chính, đảm bảo sự nhất quán và tuân thủ theo mô hình toàn cầu của công ty.
Tuy nhiên, điều quan trọng rõ là việc văn phòng chi nhánh không phải là một pháp nhân độc lập cũng chính là điểm hạn chế đáng kể nhất. Vì chi nhánh chỉ là một bộ phận của công ty mẹ nên mọi trách nhiệm pháp lý, nghĩa vụ tài chính và các khoản nợ phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tại Kenya sẽ trực tiếp thuộc về công ty mẹ ở nước ngoài. Ngoài ra, về khía cạnh thuế, lợi nhuận của chi nhánh thường chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao hơn so với mức áp dụng cho các công ty con.
Các loại hình khác có thể thành lập tại Kenya
Tiêu Chí
Doanh nghiệp Tư nhân
Công Ty Hợp Danh (Partnership)
Công Ty Hợp Danh TNHH (Limited Liability Partnership – LLP)
Công Ty TNHH Theo Bảo Lãnh (Company Limited by Guarantee – CLG)
Công Ty Vô Hạn Trách Nhiệm (Unlimited Company)
Công Ty TNHH Đại Chúng (Public Limited Company – PLC)
Pháp nhân độc lập
Không
Không ( đối với Hợp danh thông thường) / Có ( đối với Hợp danh TNHH)
Có
Có
Có
Có
Trách nhiệm
Vô hạn (Chủ sở hữu chịu hoàn toàn)
Vô hạn (Hợp danh thông thường) / Hữu hạn (Hợp danh TNHH cho đối tác hữu hạn)
Hữu hạn (Đối tác chỉ chịu trách nhiệm tới vốn góp)
Hữu hạn (Thành viên chịu trách nhiệm tới khoản bảo lãnh)
Vô hạn (Cổ đông chịu trách nhiệm vô hạn)
Hữu hạn (Cổ đông chịu trách nhiệm tới vốn góp)
Cấu trúc sở hữu
Một cá nhân
Từ 2 cá nhân/tổ chức trở lên
Từ 2 đối tác trở lên
Thành viên (không có cổ đông)
Cổ đông
Cổ đông (tối thiểu 7)
Mục đích/Ứng dụng điển hình
Kinh doanh nhỏ, cá thể
Hợp tác kinh doanh giữa các cá nhân/đơn vị nhỏ
Dành cho các ngành nghề chuyên môn (luật sư, kế toán…)
Tổ chức phi lợi nhuận, xã hội, từ thiện
Rất hiếm, ít được sử dụng cho mục đích thương mại thông thường
Công ty lớn, có nhu cầu huy động vốn rộng rãi từ công chúng