Việc chuyển nhượng văn bằng bảo hộ nhãn hiệu còn được hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu nhãn hiệu cho người khác. Đây là quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu khi họ không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu nữa hoặc thực hiện việc chuyển nhượng vì lợi ích kinh tế. Sau đây Luật Việt An sẽ tư vấn về chuyển nhượng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Các quy định pháp luật hiện hành nào điều chỉnh về chuyển nhượng nhãn hiệu?
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi năm 2009, 2019, 2022;
Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Thông tư 263/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 63/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 31/2020/TT-BTC, Thông tư 43/2024/TT-BTC.
Hợp đồng chuyển nhượng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Việc chuyển nhượng quyền nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng chuyển nhượng quyền nhãn hiệu phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;
Căn cứ chuyển nhượng;
Giá chuyển nhượng;
Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.
Lưu ý các điều kiện hạn chế đối với chuyển nhượng nhãn hiệu
Căn cứ Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu chuyển nhượng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức khác cần lưu ý các điều kiện hạn chế sau:
Chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.
Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp
Theo Điều 60 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu được coi là gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong các trường hợp sau đây:
Nhãn hiệu được chuyển nhượng trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu khác đang được bảo hộ theo Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký quốc tế nhãn hiệu thuộc quyền sở hữu của bên chuyển nhượng;
Một phần hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được chuyển nhượng tương tự với phần hàng hóa, dịch vụ còn lại thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc quyền sở hữu của bên chuyển nhượng và việc sử dụng nhãn hiệu cùng với phần hàng hóa, dịch vụ đó của bên nhận chuyển nhượng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ (đối với trường hợp phạm vi chuyển nhượng là một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ);
Nhãn hiệu được chuyển nhượng có chứa yếu tố là dấu hiệu làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn hoặc hiểu sai lệch về xuất xứ, chất lượng, giá trị, v.v… của hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi chuyển nhượng.ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.
Nhãn hiệu được xác lập căn cứ bảo hộ trên cơ sở đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, căn cứ Khoản 1 Điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ, hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ mới phát sinh hiệu lực.
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm những gì?
Thành phần hồ sơ
Căn cứ khoản 1 Điều 58 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu bao gồm 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ sau:
02 Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu theoMẫu 01 Phụ lục IV:
01 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao được chứng thực theo quy định). Nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt. Hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;
Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An;
Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí: Trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ.
Tài liệu khách hàng cần cung cấp
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu;
Đối với hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận thì cần thêm các tài liệu:
Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận của Bên nhận chuyển nhượng;
Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn của bên nhận chuyển nhượng đối với nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể.
Trình tự thủ tục xử lý hồ sơ đăng ký chuyển nhượng nhãn hiệu
Bước 1: Thiết lập hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu
Việc chuyển nhượng quyền nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản.
Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu phải được ký và đóng dấu đầy đủ bởi cả hai bên người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng.
Lưu ý, trong trường hợp Hợp đồng chuyển nhượng có từ 02 trang trở lên, cả người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng phải cùng ký vào mỗi tờ giấy của hợp đồng và sử dụng con dấu của công ty để đóng dấu chéo qua tất cả các trang (không yêu cầu phải công chứng hay hợp pháp hoá
Bước 2: Nộp hồ sơ đề nghị chuyển nhượng
Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 3: Cục SHTT xử lý hồ sơ chuyển nhượng
Trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:
Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
Ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ chủ sở hữu mới; trong trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ thì cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu mới cho bên nhận và xác định giới hạn danh mục hàng hóa/dịch vụ trong Văn bằng bảo hộ gốc đối với phần chuyển nhượng đó;
Ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;
Công bố quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót:
Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;
Ra quyết định từ chối ghi nhận chuyển nhượng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.
Bước 4: Cục SHTT trả kết quả
Thời hạn xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là 02 tháng. Thời gian dành cho người nộp hồ sơ sửa chữa thiếu sót không được tính vào thời gian xử lý hồ sơ.
Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Lưu ý về phí, lệ phí
Theo Thông tư 263/2016/TT-BTC, phí, lệ phí liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhãn hiệu như sau:
Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 230.000 đồng/VBBH
Phí tra cứu nhãn hiệu liên kết phục vụ việc thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển nhượng: 180.000 đồng/VBBH
Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/đơn
Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển nhượng quyền SHCN: 120.000 đồng/VBBH
Phí thẩm định quyền nộp đơn và quy chế sử dụng NH (trường hợp chuyển nhượng nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận): 550.000 đồng/đơn
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (trường hợp chuyển nhượng một phần danh mục hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu): 120.000 đồng/VBBH
Lưu ý, theo Thông tư 43/2024/TT-BTC, từ ngày từ ngày 01/07/2024 đến hết ngày 31/12/2024, nhằm tiếp tục tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, mức thu bằng 50% mức thu lệ phí theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC trên.
Một số câu hỏi liên quan
Khi chuyển nhượng, tên công ty chuyển nhượng các nhãn hiệu của công ty chuyển nhượng có được giống nhãn hiệu định chuyển nhượng không?
Căn cứ Điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ, Điều 60 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, nếu một phần hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được chuyển nhượng tương tự với phần hàng hóa, dịch vụ còn lại thuộc Danh mục hàng hóa, dịch vụ thuộc quyền sở hữu của bên chuyển nhượng và việc sử dụng nhãn hiệu cùng với phần hàng hóa, dịch vụ đó của bên nhận chuyển nhượng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc thương mại của hàng hóa, dịch vụ thì được xác định là việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Trường hợp này thuộc trường hợp hạn chế chuyển nhượng nhãn hiệu.
Do đó, khi chuyển nhượng, tên công ty chuyển nhượng các nhãn hiệu của công ty chuyển nhượng không được giống nhãn hiệu định chuyển nhượng. Nếu trùng cần thay đổi trước khi chuyển nhượng.
Trong quá trình Cục SHTT xử lý hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu, một trong hai bên có được rút hồ sơ không?
Trước khi Cục SHTT ra quyết định ghi nhận hoặc từ chối ghi nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp, một trong các bên muốn rút hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp thì phải có ý kiến đồng thuận của cả hai bên về việc rút hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp đã nộp, trừ trường hợp rút đơn do không thể khắc phục được các thiếu sót theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Trường hợp nhãn hiệu được chuyển giao nhiều bước thì nộp hồ sơ như thế nào?
Mỗi hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ được ghi nhận cho một bước chuyển giao.
Trường hợp nhãn hiệu được chuyển giao nhiều bước thì mỗi bước chuyển giao phải nộp một hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp riêng.
Dịch vụ của Luật Việt An về chuyển nhượng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Quý khách hàng có thể liên hệ công ty Luật Việt An để sử dụng dịch vụ về:
Tư vấn pháp luật về thủ tục cấp, thủ tục chuyển nhượng đăng ký nhãn hiệu;
Soạn thảo hồ sơ và đại diện cho khách hàng thực hiện các thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình tại Cục Sở hữu trí tuệ;
Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình thực hiện thủ tục.
Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ thủ tục pháp lý về nhãn hiệu cũng như các đối tượng sở hữu trí tuệ khác, vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!