Điều kiện xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định một cơ sở có đáp ứng các điều kiện về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gặp khó khăn trong việc xác định các điều kiện để được cấp giấy phép này. Để giải đáp thắc mắc của quy khách hàng, Công ty luật Việt An xin đưa ra bài viết điều kiện xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm sau đây.

Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm

Căn cứ pháp lý

  • Luật An toàn thực phẩm năm 2010, sửa đổi bổ sung năm 2018.
  • Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 155/2018/NĐ-CP, Nghị định 85/2019/NĐ-CP.

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm là gì?

Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm hay còn gọi là Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các cơ sở kinh doanh, sản xuất thực phẩm đáp ứng đủ các điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo quy định của pháp luật, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm bắt buộc phải có Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm khi hoạt động.

Quy định trên thực chất nhằm giúp các cơ quan nhà nước quản lý việc tổ chức sản xuất, kinh doanh của các cơ sở trên địa bàn. Đồng thời, đảm bảo lợi ích, sức khoẻ của người tiêu dùng. Về phía cơ sở sản xuất, việc có trong tay Giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tạo được sự tin tưởng, ủng hộ của khách hàng, tạo tâm lý an toàn, yên tâm khi họ lựa chọn tiêu dùng, sử dụng những sản phẩm của các cơ sở này.

Điều kiện xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh, chế biến, sản xuất thực phẩm thông thường

Căn cứ Điều 11 Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cơ sở muốn được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm khi có đủ các điều kiện sau:

Đáp ứng điều kiện chung về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm

  • Có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác;
  • Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại;
  • Có hệ thống xử lý chất thải và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Đáp ứng điều kiện riêng đối với từng loại cơ sở

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống:

  • Bảo đảm các điều kiện về đất canh tác, nguồn nước, địa điểm sản xuất để sản xuất thực phẩm an toàn;
  • Tuân thủ các quy định của pháp luật về sử dụng giống cây trồng, giống vật nuôi; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng, chất tăng trọng, chất phát dục, chất bảo quản thực phẩm và các chất khác có liên quan đến an toàn thực phẩm;
  • Tuân thủ quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y trong giết mổ động vật; về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt;
  • Thực hiện việc xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
  • Chất tẩy rửa, chất diệt khuẩn, chất khử độc khi sử dụng phải bảo đảm an toàn cho con người và môi trường;
  • Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất thực phẩm tươi sống.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong sơ chế, chế biến thực phẩm, kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến:

  • Đối với cơ sở sơ chế, chế biến thực phẩm: bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 19 của Luật này; quy trình sơ chế, chế biến phải bảo đảm thực phẩm không bị ô nhiễm chéo, tiếp xúc với các yếu tố gây ô nhiễm hoặc độc hại;
  • Đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm đã qua chế biến: tuân thủ quy định về ghi nhãn thực phẩm; tuân thủ các điều kiện về bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, điều kiện về bảo đảm an toàn thực phẩm trong bảo quản thực phẩm quy định tại Điều 18 và Điều 20 của Luật này; bảo đảm và duy trì vệ sinh nơi kinh doanh; bảo quản thực phẩm theo đúng hướng dẫn của tổ chức, cá nhân sản xuất.
  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống:
  • Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín; Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh; Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô; Tuân thủ quy định về sức khỏe, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố:

  • Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với nguyên liệu, dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm và người kinh doanh thức ăn đường phố.

Có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm

Cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm muốn được cấp Giấy phép an toàn thực phẩm phải đảm bảo về đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khoẻ

Riêng đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe, phải tuân thủ các yêu cầu quy định tại Điều 28 Nghị định này. Theo đó, cơ sở sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải đáp ứng điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại Điều 19, Điều 20, Điều 21 Luật An toàn thực phẩm và những quy định sau đây:

  • Phải thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chất lượng để kiểm soát quá trình sản xuất và lưu thông phân phối nhằm bảo đảm mọi sản phẩm do cơ sở sản xuất đạt chất lượng theo tiêu chuẩn đã công bố và an toàn đối với người sử dụng cho đến hết hạn sử dụng;
  • Đủ nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí công việc được giao và được huấn luyện đào tạo kiến thức cơ bản về GMP, về an toàn thực phẩm và kiến thức chuyên môn liên quan. Trưởng bộ phận sản xuất và trưởng bộ phận kiểm soát chất lượng phải là nhân sự chính thức, làm việc toàn thời gian cho cơ sở và độc lập với nhau. Người phụ trách chuyên môn của cơ sở phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành Y, Dược, Dinh dưỡng, An toàn thực phẩm, Công nghệ thực phẩm và phải có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc tại lĩnh vực chuyên ngành có liên quan;
  • Hệ thống nhà xưởng, thiết bị và tiện ích phụ trợ được thiết kế, xây dựng, lắp đặt phù hợp với mục đích sử dụng, theo nguyên tắc một chiều, dễ làm vệ sinh, ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ nhầm lẫn, tránh tích tụ bụi bẩn, ô nhiễm và các yếu tố ảnh hưởng bất lợi đến sản phẩm và thực hiện duy trì hoạt động vệ sinh hàng ngày;
  • Thực hiện và lưu đầy đủ hồ sơ, tài liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng, lưu thông phân phối để truy xuất được lịch sử mọi lô sản phẩm và hồ sơ ghi chép toàn bộ các hoạt động khác đã được thực hiện tại cơ sở;
  • Mọi thao tác sản xuất phải thực hiện theo quy trình, hướng dẫn. Áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát trong quá trình sản xuất để phòng, tránh nguy cơ nhầm lẫn, ô nhiễm, nhiễm chéo. Ghi chép kết quả ngay khi thực hiện thao tác hoặc ngay sau khi hoàn thành công đoạn sản xuất vào hồ sơ;
  • Có bộ phận kiểm soát chất lượng để bảo đảm sản phẩm được sản xuất theo các điều kiện, quy trình phù hợp và đáp ứng tiêu chuẩn đã thiết lập; các phép thử cần thiết đã được thực hiện; nguyên vật liệu không được duyệt xuất để sử dụng, sản phẩm không được duyệt xuất bán khi chưa được đánh giá đạt chất lượng theo yêu cầu; sản phẩm phải được theo dõi độ ổn định;
  • Trong trường hợp kiểm nghiệm hoặc sản xuất theo hợp đồng thì bên nhận hợp đồng phải có đủ nhà xưởng, trang thiết bị và nhân sự đáp ứng yêu cầu bên giao và tuân thủ quy định của cơ quan quản lý có thẩm quyền về điều kiện kiểm nghiệm hoặc sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe;
  • Có quy trình quy định giải quyết khiếu nại, thu hồi sản phẩm, hoạt động tự kiểm tra; thực hiện theo quy trình và ghi chép, lưu giữ đầy đủ hồ sơ đối với các hoạt động này.

Trình tự xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Để được cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ sở cần thực hiện các bước như sau:

  • Bước 1: Nộp hồ sơ cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Bước 2: Tiếp nhận, xử lý hồ sơ và cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm: Trong 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra thực tế điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ sở. Nếu đủ điều kiện thì tiến hành cấp Giấy phép an toàn thực phẩm cho cơ sở đó. Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản, trong đó nêu rõ lý do.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về điều kiện xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ và sử dụng dịch vụ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn giấy phép

    Tư vấn giấy phép

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO