Chi nhánh công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam

Ngày nay, lĩnh vực công nghệ thông tin đang phát triển rất mạnh mẽ với nhiều triển vọng và tiềm năng trong tương lai, không chỉ liên quan trực tiếp đến công việc, học tập mà còn gắn bó với nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. Do đó, không chỉ gây ra sự cạnh tranh trong lĩnh vực này giữa các công ty trong nước mà còn có sự tiếp cận của các công ty nước ngoài. Như vậy, có điều kiện nào được đặt ra đối với các công ty nước ngoài muốn đặt chi nhánh tại Việt Nam hay không? Sau đây, Công ty luật Việt An xin đưa ra các thông tin về điều kiện thành lập chi nhánh công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam.

Chi nhánh Công ty công nghệ

Cơ sở pháp lý

  • Luật Khoa học và công nghệ năm 2013;
  • Nghị định số 08/2014/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và công nghệ;
  • Thông tư số 03/2014/TT-BKHCN hướng dẫn điều kiện thành lập và đăng ký hoạt động của tổ chức khoa học và công nghệ, văn phòng đại diện, chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 03/2019/TT-BKHCN và Thông tư 15/2023/TT-BKHCN;

Điều kiện tiếp cận thị trường trong lĩnh vực công nghệ

Việt Nam khi gia nhập WTO đã cam kết mở cửa cho nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường đối với dịch vụ máy tính và các dịch vụ liên quan (CPC 841-845, CPC 849):

Theo đó, sau 3 năm kể từ khi gia nhập WTO, cho phép công ty công nghệ nước ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam. Hiện nay, không có hạn chế tiếp cận thị trường nào được đặt ra đối với nhà đầu tư nước ngoài muốn thành lập chi nhánh của tổ chức hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam.

Điều kiện để thành lập chi nhánh của công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam

Công ty công nghệ nước ngoài được thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Là tổ chức khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức quốc tế, quốc gia, vùng lãnh thổ nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký hoạt động;
  • Đáp ứng các điều kiện:
  • Mục đích, nội dung, lĩnh vực hoạt động phù hợp với quy định của pháp luật, yêu cầu phát triển khoa học và công nghệ và phát triển kinh tế – xã hội của Việt Nam;
  • Được Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho phép thành lập;
  • Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cho phép đặt trụ sở làm việc tại địa phương.
    • Hoạt động trong lĩnh vực khoa học và công nghệ mà Việt Nam có nhu cầu;
    • Cam kết chấp hành nghiêm chỉnh quy định pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh tại Việt Nam của công ty công nghệ nước ngoài

Theo Điều 22 Nghị định 08/2014/NĐ-CP, chi nhánh tại Việt Nam của công ty công nghệ nước ngoài có các quyền và nghĩa vụ sau:

Chi nhánh của công ty công nghệ nước ngoài có các quyền sau đây:

  • Được Nhà nước Việt Nam bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
  • Có con dấu mang tên chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài theo quy định hiện hành của pháp luật khác có liên quan;
  • Thuê trụ sở, thuê, mua các phương tiện, vật dụng cần thiết cho hoạt động của chi nhánh;
  • Mở tài khoản bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng tài khoản này vào hoạt động của chi nhánh;
  • Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
  • Các quyền khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.

Chi nhánh của công ty công nghệ nước ngoài có các nghĩa vụ sau đây:

  • Hoạt động theo đúng nội dung, lĩnh vực hoạt động quy định trong Giấy phép thành lập;
  • Thực hiện đăng ký thay đổi, bổ sung, cấp lại, gia hạn Giấy phép thành lập theo quy định của pháp luật khác có liên quan;
  • Người đứng đầu chi nhánh chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam, có trách nhiệm định kỳ báo cáo bằng văn bản về hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam cho cơ quan cấp Giấy phép thành lập trước ngày 15 tháng 12 hằng năm; báo cáo, cung cấp tài liệu, giải thích những vấn đề liên quan khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;
  • Người đứng đầu chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài tại Việt Nam thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ và pháp luật khác có liên quan.

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài

Căn cứ Điều 21 Nghị định 08/2014/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh tại Việt Nam của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài bao gồm các giấy tờ, tài liệu sau:

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh do đại diện có thẩm quyền của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài ký theo Mẫu 15 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BKHCN;
  • Giấy ủy quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục;
  • Bản sao điều lệ tổ chức và hoạt động của chi nhánh (Theo Mẫu 07 Thông tư 03/2014/TT-BKHCN), trong đó quy định rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh;
  • Bản sao giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi tổ chức đó thành lập hoặc đăng ký hoạt động xác nhận. Trong trường hợp giấy đăng ký hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị tương đương có quy định thời hạn hoạt động của tổ chức, cá nhân thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 03 năm;
  • Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ tài chính trong năm tài chính gần nhất do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước sở tại nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp, chứng minh thương nhân nước ngoài có hoạt động trong năm tài chính gần nhất;
  • Lý lịch tư pháp người đứng đầu chi nhánh của tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài:
  • Bản sao (có chứng thực hợp pháp) quyết định bổ nhiệm của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
  • Lý lịch khoa học (Theo Mẫu 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BKHCN);
  • Bản sao (có chứng thực hợp pháp) các văn bằng đào tạo.
    • Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc cho phép đặt trụ sở của chi nhánh.

Lưu ý: Về hình thức, tài liệu nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và được hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trình tự, thủ tục thành lập chi nhánh tại Việt Nam của công ty công nghệ nước ngoài

Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của công ty công nghệ nước ngoài được lập thành 02 (hai) bộ và gửi đến Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ và xem xét:

  • Nếu xét thấy hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ cấp cho tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài Giấy phép thành lập chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Bộ Công thương, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đặt trụ sở;
  • Nếu hồ sơ chưa đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ gửi thông báo bằng văn bản đến tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài để tổ chức đó có thể nắm bắt thông tin về tình trạng hồ sơ của mình và bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ;

Trong quá trình xem xét hồ sơ, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép có quyền:

  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân giải trình để làm rõ các nội dung liên quan tới hồ sơ;
  • Gửi văn bản xin ý kiến của các cơ quan, tổ chức có liên quan đối với các ngành, nghề, lĩnh vực hoạt động mà pháp luật có quy định điều kiện;
  • Lấy ý kiến chuyên gia hoặc thành lập Hội đồng tư vấn để xem xét, đánh giá hồ sơ của tổ chức, cá nhân.

Bộ Khoa học và Công nghệ phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức khoa học và công nghệ nước ngoài và nêu rõ lý do khi công ty đó không đáp ứng đủ điều kiện để cấp Giấy phép thành lập chi nhánh.

Dịch vụ thành lập chi nhánh công ty tại Việt Nam của Luật Việt An

  • Tư vấn điều kiện thành lập chi nhánh công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam;
  • Soạn thảo hồ sơ thành lập chi nhánh công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam;
  • Đại diện thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, Giấy phép hoạt động của chi nhánh công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam cho khách hàng;
  • Tư vấn toàn diện các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh cho khách hàng.

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập chi nhánh công ty công nghệ nước ngoài tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ chi tiết!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title